Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 22/11/2022

3 chiến lược giúp giành được sự tin tưởng của khách hàng trong tiếp thị qua email

Các báo cáo chỉ ra rằng rất nhiều người gặp vấn đề với việc các công ty sử dụng dữ liệu cá nhân của họ, nhưng họ cũng muốn nhận các thông điệp tiếp thị được cá nhân hóa. Bài viết đưa ra 3 chiến lược các doanh nghiệp có thể sử dụng để có thể giải quyết tình trạng này.

79% người Mỹ không hài lòng với việc các doanh nghiệp sử dụng thông tin cá nhân của họ. Trên thực tế, có khoảng 62% người dân nước này hoài nghi về mức độ bảo mật thông tin đến nỗi họ cho rằng thông tin cá nhân của họ bị thu thập và sử dụng mỗi ngày. 

Chắc chắn rằng những lo lắng này không phải là vô căn cứ. Tính riêng trong năm ngoái, hơn 4.145 vụ vi phạm quyền riêng tư với việc thông tin bị tiết lộ công khai đã được ghi nhận, với hơn 22 tỷ bộ dữ liệu có liên quan bị xâm phạm. Và ngày càng nhiều những nhà lãnh đạo các công ty bị coi là có trách nhiệm về các hành vi vi phạm. Theo GDPR, Quy định chung về Bảo mật Thông tin của EU, các nhà cầm quyền có thể đưa ra án phạt lên tới 20 triệu Euro (khoảng 20.372.000 USD), hoặc 4% doanh thu trên toàn thế giới trong tài chính của năm trước đó đối với các đơn vị vi phạm. Vào tháng 10, một công ty xây dựng ở Anh đã nhận khoản tiền phạt 4,4 triệu Euro sau một cuộc tấn công giả mạo năm 2020 làm xâm phạm dữ liệu cá nhân của khoảng 113.000 người. 

Mọi người có thể cho rằng những vụ việc như thế này sẽ ngăn cản người tiêu dùng chia sẻ thông tin cá nhân với các thương hiệu. Song, tồn tại một nghịch lý rằng, họ cũng yêu cầu các thông điệp tiếp thị mình nhận được có tính cá nhân hóa cao, và trên hết là cá nhân hóa dữ liệu cần thiết. 

Ví dụ như hình thức tiếp thị qua email. Vào năm 2020, có khoảng 4 tỷ người dùng email trên toàn cầu và 59% người tiêu dùng cho biết tiếp thị qua email ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của họ. Tuy nhiên, để phương pháp tiếp thị này có hiệu quả, nó cần được cá nhân hóa. Người tiêu dùng thường rất kiên định trên phương diện này và 72% trong đó cho biết họ sẽ chỉ tương tác với những thông điệp tiếp thị phù hợp. Bài toán đặt ra với các doanh nghiệp ở đây là làm thế nào để họ có thể phát động các chiến dịch tiếp thị được cá nhân hóa mà tránh làm khách hàng lo sợ hay đánh mất uy tín trong mắt họ. Bài viết này sẽ cung cấp 3 giải pháp cho vấn đề này. 

1. Minh bạch trong các chính sách về quyền riêng tư và tùy chọn tham gia

Khoảng 59% người Mỹ nói rằng họ không biết các công ty sử dụng dữ liệu cá nhân của họ để làm gì. Hệ quả kéo theo là có tới 41% trong số họ đủ lo lắng để xóa cookie thường xuyên, và 30% cài đặt trình chặn quảng cáo trên thiết bị của mình. Các doanh nghiệp cần lấp đầy những lỗ hổng này bằng cách phác thảo chính xác những điều khách hàng sẽ đồng ý khi tham gia vào danh sách email của họ, cũng như cách mà thông tin cá nhân họ thu thập sẽ (hoặc không) được sử dụng. 

Việc các doanh nghiệp đính kèm chính sách bảo mật trên biểu mẫu đăng ký nhận email của họ có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ đăng ký, nhưng họ phải đảm bảo cung cấp những thông tin này một cách cụ thể. Một nhà tiếp thị nhận thấy rằng số lượt đăng ký thu được ít hơn 19% khi chính sách quyền riêng tư kèm theo không rõ ràng. Ngược lại, tỷ lệ đăng ký của nhà tiếp thị này đã tăng vọt sau khi những mô tả cụ thể hơn được thêm vào bản chính sách. Một sự chuyển đổi đơn giản như từ “100% bảo mật - chúng tôi sẽ không bao giờ gửi thư rác cho bạn” thành “Chúng tôi đảm bảo 100% quyền riêng tư. Thông tin của bạn sẽ không được chia sẻ” đã tăng hiệu suất lên 19,4%. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên xem xét tính năng 2 lần đồng thuận trong danh sách email của mình. Với tính năng này, sau khi khách hàng điền vào biểu mẫu đăng ký nhận email của doanh nghiệp, họ phải xác minh địa chỉ email của mình qua email xác nhận để hoàn tất quá trình đăng ký. Bước bổ sung này giúp các doanh nghiệp giảm số lượng tài khoản rác trong danh sách email của họ và cho phép họ phân khúc khách hàng của mình theo mức độ quan tâm.

Các doanh nghiệp nên đặt câu hỏi rằng có bao nhiêu khách hàng đã từ bỏ quy trình đăng ký từ bước 1. Việc tập hợp các phân mảng đơn lẻ thành một chuỗi các email có thể giúp thúc đẩy quá trình đăng ký. Sau đó, nếu không có vấn đề phát sinh sau khi khách hàng hoàn tất quá trình đăng ký, họ có thể bắt đầu nhận những tiếp thị được nhắm mục tiêu và được cá nhân hóa. 

2. Tối ưu hóa cho người sử dụng

Có thể nhận thấy rằng cách tốt nhất để tạo dựng niềm tin vào hoạt động tiếp thị qua email của bạn là tối ưu hóa email cho con người trước tiên chứ không phải là rô bốt. Trước hết là về ngôn ngữ. Các doanh nghiệp cần tập trung vào khách hàng - những người sẽ đọc thông điệp tiếp thị của họ thay vì các rô bốt sẽ quét nó. Đó là lý do việc đảm bảo rằng các đoạn email mang tính hội thoại là cần thiết. 

Về cơ bản, email là một diễn đàn riêng tư, do đó mọi người thường nhận được các thông điệp cá nhân thay vì các phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, nếu ngôn từ được sử dụng tạo cảm giác không thoải mái, những nỗ lực cá nhân hóa của doanh nghiệp có thể trở nên thô thiển, thậm chí là đáng sợ. Các doanh nghiệp cần hướng đến việc sử dụng ngôn từ để tạo nên phản ứng cảm xúc, bắt đầu bằng các dòng tiêu đề được cá nhân hóa, giúp tăng tỷ lệ mở cho các email. Việc bao gồm tên của ai đó luôn là một mở đầu tốt. Nếu các doanh nghiệp có quyền truy cập dữ liệu, họ có thể sử dụng các dữ liệu mua hàng gần đây hoặc ngày sinh nhật. 

Tiếp theo là về thiết kế. Những phản ứng tâm lý đối với màu sắc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chúng có liên hệ mật thiết đến tiếp thị qua email. Theo Kissmetrics, 85% người tiêu dùng coi màu sắc là một trong những lý do chính để mua một sản phẩm, và những màu sắc khác nhau có những tác động khác nhau. Màu xanh dương thường được coi là màu của sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy, trong khi màu đỏ thường mang ý nghĩa về sự nguy hiểm hoặc an ninh. 

Cuối cùng, các doanh nghiệp nên thiết kế email của họ dựa trên các nguyên tắc về thiết kế phổ quát. điều này sẽ đảm bảo những người có sở thích và khả năng khác nhau có thể truy cập email. Các hình ảnh nổi bật và có liên quan có thể làm tăng tỷ lệ người nhận đọc email, nhưng các doanh nghiệp luôn phải thêm văn bản thay thế mỗi khi đính kèm hình ảnh. Qua đó, những người khiếm thị vẫn có thể nắm bắt những thông tin quan trọng mà những hình ảnh này cung cấp. Ngoài ra, đối với những khách hàng trẻ tuổi, đồng bộ và hòa nhập là một trong những cách tốt nhất để xây dựng lòng tin - chưa kể, nó còn là điều nên làm. 

3. Tạo dựng, thử nghiệm, học hỏi, lặp lại

Tạo quy trình làm việc tự động cho email có thể giúp xây dựng các chiến lược tùy chỉnh trên quy mô lớn. Email chào mừng là một trong những loại email thường được mở nhất với tỷ lệ mở lên đến hơn 50%, do đó đây là một điểm bắt đầu không tồi. Email sinh nhật cũng là một bước đi dễ dàng, tiếp theo là bỏ qua giỏ hàng, phiên truy cập, v.v… Việc tối ưu hóa các danh mục này trước tiên sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các kỹ năng và báo cáo cần thiết để hiểu và học hỏi từ khách hàng mục tiêu của họ.

Giống như bất kỳ sáng kiến ​​tiếp thị nào, các chiến dịch tiếp thị email tốt nhất không xuất phát từ linh cảm. Thay vào đó, tiếp thị qua email đạt được hiệu quả thông qua các quy trình thử nghiệm, tính toán, học hỏi và điều chỉnh có hệ thống. Tại thời điểm này, thử nghiệm A/B có thể là một ván cược khi được sử dụng trên các dòng tiêu đề, nhưng tại sao lại dừng ở đó? Bắt đầu một thử nghiệm A /B trong văn bản trước tiêu đề email, lời kêu gọi hành động, thiết kế, bố cục,... để xem một yếu tố nào đó có phù hợp hay không. 

Cuối cùng, các doanh nghiệp không nên ngần ngại việc thu thập những phản hồi trực tiếp từ các khách hàng mục tiêu. Một cách để thu thập ý kiến là lập các EPC (các trang đích giúp người đăng ký quản lý nhu cầu nhận và đọc email) và khuyến khích họ sử dụng chúng. Liệu họ có muốn nhận email vào một thời điểm nhất định hay không? Email của doanh nghiệp có quá dài hoặc quá ngắn không? Họ muốn nhận email bao nhiêu lần một tuần? Phương pháp này giúp tránh việc khách hàng hủy đăng ký và thậm chí có thể cải thiện tỷ lệ mở khi được sử dụng một cách sáng suốt. Các doanh nghiệp có thể sử dụng phản hồi họ nhận được để xây dựng các trang đích đó và trao quyền cho người đăng ký để tự tạo nên trải nghiệm email của riêng họ.

Việc các nhà tiếp thị dựa vào tiếp thị qua email được cá nhân hóa cũng là điều hợp lý khi email là cách người tiêu dùng ưa thích để nhận thông tin liên lạc về thương hiệu. Điều đó cũng không có hại gì khi email có thể tự hào về tỷ suất hoàn vốn ấn tượng của mình, từ 42 USD đến 1 USD. Nhưng, khi những lo ngại về quyền riêng tư ngày càng lan rộng, các doanh nghiệp phải bảo đảm với khách hàng của mình rằng họ có thể tin tưởng để trao thông tin cho doanh nghiệp. Kết hợp ba chiến lược này trong các sáng kiến ​​tiếp thị qua email và các doanh nghiệp có thể thấy ngay cả những người hoài nghi lớn nhất cũng bắt đầu tương tác với thông điệp thương hiệu của họ.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm