Thị trường hàng hóa
Hiện nay, ứng dụng CKS đang được triển khai rộng rãi trong các giao dịch điện tử và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các giải pháp chính phủ điện tử và thương mại điện tử đều được ứng dụng CKS. Việc ứng dụng CKS đem lại cho các tổ chức, doanh (DN) nhiều lợi ích như: tiết kiệm chi phí in ấn, thời gian di chuyển trong hoạt động quản lý công văn, giấy tờ, thư điện tử...
CKS là công nghệ hiện đại mà ngành y tế có cơ hội biết đến và sử dụng. Đối với lĩnh vực y tế, tiện ích CKS là giải pháp hiệu quả cho việc cải cách thủ tục hành chính, điều hành các báo cáo và văn bản điện tử thay cho văn bản giấy; số hóa các thủ tục khám chữa bệnh của người dân, đưa các chứng từ điện tử áp dụng trong các hệ thống bệnh viện…
Nếu như trước đây, mỗi lần đến khám, chữa bệnh, bệnh nhân phải mua một cuốn sổ khám bệnh để thăm khám. Điều này sẽ có thể gây ra bất tiện hoặc tốn kém chi phí nếu bệnh nhân vô tình để quên hoặc đánh mất sổ khám bệnh. Tuy nhiên, với bệnh án điện tử thì vấn đề này sẽ được xử lý nhanh gọn và hiệu quả hơn.
Với việc sử dụng bệnh án điện tử hay chứng thư số, sau khi bác sĩ khoa xét nghiệm đọc và kiểm tra kết quả từ máy xét nghiệm, hoặc bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh đọc kết quả trên các phim Xquang, CT scan, MRI thay vì ký tên vào giấy trả kết quả như trước đây thì các bác sĩ chọn chứng thư số của mình trên máy vi tính kết nối mạng. Ngay lập tức, các bác sĩ tại các phòng khám hoặc các khoa lâm sàng sẽ nhận được kết quả trả qua mạng từ các khoa cận lâm sàng, các kết quả này tuy không có chữ ký của các bác sĩ xét nghiệm hoặc bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhưng hoàn toàn có giá trị pháp lý vì có chứng thư số.
Để sử dụng CKS trong bệnh án điện tử một cách thông suốt, theo quy định tại Thông tư 46/2018/TT-BYT được bộ Y tế ban hành ngày 28/12/2018, việc sử dụng CKS trong hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện như sau:
Nhân viên y tế, người bệnh hoặc người đại diện cho người bệnh sử dụng chữ ký điện tử hoặc CKS hợp pháp trong hồ sơ bệnh án điện tử;
Trong trường hợp người nhập thông tin vào hồ sơ bệnh án điện tử sử dụng chữ ký điện tử thì Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công, ủy quyền sử dụng CKS hợp pháp để xác nhận chữ ký điện tử;
Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ban hành Quy chế sử dụng chữ ký điện tử và CKS của đơn vị mình trước khi triển khai thực hiện. Trường hợp đặc biệt, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định ký trên bản giấy, sau đó số hóa thành bản điện tử đính kèm hồ sơ bệnh án điện tử và phải lưu trữ bản giấy.
Các trung tâm y tế nên tích cực đẩy mạnh ứng dụng CKS trong công tác quản lý hồ sơ, bệnh án đề giúp đơn giản hóa các thủ tục và quy trình làm việc. Để thực hiện được chứng thư số thay cho chữ ký của các bác sĩ cận lâm sàng và cử nhân xét nghiệm, đầu tiên đòi hỏi quyết tâm của lãnh đạo bệnh viện trong đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cụ thể là CKS, trong cải cách thủ tục hành chính tại bệnh viện, tạo điều kiện thuận lợi cho các khoa, phòng trong tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian chờ nhận kết quả.
Bên cạnh đó cần đầu tư một hệ thống lưu trữ chứng thực tập trung có phần mềm chuyên dụng.
Điều kiện không thể thiếu là hệ thống thông tin HIS của bệnh viện phải ổn định, các máy in kết quả đặt tại các khoa lâm sàng.
CKS là động lực quan trọng trong chuyển đổi số của ngành y tế. Với việc sử dụng CKS trong hồ sơ bệnh án điện tử, các bệnh nhân sẽ tránh được các thủ tục hành chính phức tạp và cũng không còn những nỗi lo khi mất sổ bệnh án như trước. Sử dụng bệnh án điện tử sẽ vừa giảm được các chi phí khi dùng sổ bệnh án như trước mà lại giúp cho việc khám chữa trở nên đơn giản, dễ kiểm soát hơn.
Tài liệu khách hàng: Mỗi bệnh nhân đều có một hồ sơ. Bệnh nhân và các bác sĩ thường được yêu cầu ký vào những tài liệu đó. CKS có thể được bác sĩ và bệnh nhân sử dụng để ký các tài liệu này.
Phê duyệt thủ tục y tế: Bệnh viện nào cũng yêu cầu bệnh nhân ký thỏa thuận tham gia vào một thủ tục y tế cụ thể. Để giúp công việc này đơn giản hơn, các thỏa thuận như vậy sẽ được ký điện tử.
Thanh toán hóa đơn y tế: Bệnh nhân có thể thêm chữ ký điện tử vào hóa đơn y tế thay vì ký thủ công. Chữ ký thủ công đôi khi bị mờ và gây khó khăn cho việc chứng minh hoá đơn đã được duyệt hay chưa. Để hạn chế những trường hợp này, bệnh nhân có thể dùng CKS.
Cấp giấy biên nhận khám bệnh: CKS đã giúp việc xuất biên lai y tế cho bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Người ta có thể dùng CKS để ký biên nhận y tế thay vì sử dụng chữ ký thủ công, đôi khi bị mờ, không rõ nét.
Ký đơn thuốc: Khi bệnh nhân được kê đơn thuốc, nhân viên y tế phải ký vào tài liệu này. CKS là một trong những cách mà người ta có thể dùng khi cần ký vào đơn thuốc. Việc dùng CKS sẽ giúp bệnh nhân có thể dùng đơn thuốc này ngay trên smartphone.
Ký khai báo y tế: Khai báo này cần có chữ ký của bác sĩ. Các bác sĩ có thể sử dụng CKS để ký các bản khai báo y tế. Việc này sẽ đảm bảo cho việc văn bản có thể được truy cập từ bất kỳ thiết bị điện tử nào.
Giấy chứng nhận y tế: Nhân viên y tế có thể cân nhắc việc sử dụng CKS để ký các giấy chứng nhận. Việc ký chứng chỉ điện tử có nghĩa là các chuyên gia y tế cũng có thể sao lưu bản tài liệu điện tử này một cách đơn giản.
Đánh giá y tế: Tất cả các đánh giá y tế phải được ký để giúp chúng có tính pháp lý. Người ta có thể cân nhắc việc ký các đánh giá y tế bằng CKS thay vì thực hiện thủ công. Việc này cho phép lưu trữ tài liệu và truy xuất nó bất cứ khi nào, từ bất kỳ đâu trên toàn cầu, điều không thể thực hiện được với các tài liệu được ký thủ công.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm