Thị trường hàng hóa
Ngày 16/6/2023, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần công nghệ Jack (Jack), doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị ngành may đã tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm A.M.H với nhiều tính năng vượt trội, có thể linh hoạt may được các loại vải
Trong bối cảnh CMCN 4.0, số hóa diễn ra mạnh mẽ, bảo vệ môi trường, đa dạng hóa, cá tính hóa thì các đơn đặt hàng nhỏ yêu cầu giao hành nhanh đã trở thành hiện tượng mới. Tuy nhiên xu thế này cũng đặt ra nhiều thách thức với ngành may mặc, làm thế nào để thích ứng và giải quyết vấn đề này.
Đáp ứng xu hướng này, Jack cho biết máy may A.M.H. ra đời có khả năng giúp các doanh nghiệp ngành may giải quyết nỗi lo lắng về thời gian, chi phí khi thay đổi mẫu mã, chất liệu vải. Đây là dòng sản phẩm chủ đạo của Công ty trong năm nay, có thể thích ứng với những thay đổi mới của quy trình sản xuất quần áo theo lô nhỏ, nhiều kiểu dáng, giao hàng nhanh.
Theo Jack, máy may A.M.H có thể giúp các doanh nghiệp "Ngày may trăm mẫu không cần đổi máy" không cần mất thời gian ngừng sản xuất để điều chỉnh, bởi thực tế khi thay đổi loại vải, nhà xưởng thường sẽ phải sắp xếp bảo trì chỉnh lại máy, tốn rất nhiều thời gian chờ đợi, dễ bị nhảy mũi, đứt chỉ; hoặc nhà xưởng phải đầu tư nhiều loại máy cho từng loại vải, chi phí đầu tư cao...
Chia sẻ về máy may A.M.H, tại lễ ra mắt ông Ruan Jixiang – Chủ tich Công ty cổ phần công nghệ Jack cho biết, Công ty đã mất 5 năm, hơn 10 triệu nhân dân tệ, để nghiên cứu sáng tạo, và phát triển sản phẩm máy may A.M.H. Jack đã đầu tư, tập hợp hơn 200 chuyên gia, kỹ sư trong các lĩnh vực máy móc, hộp điện, chip điện tử và AI; hợp tác với 5 trường đại học và học viện trong và ngoài nước cũng như các tổ chức nổi tiếng…tiến hành thử nghiệm 1,5 triệu lần trên các loại mặt vải khác nhau…thành công sáng chế ra dòng máy có hệ thống thích ứng các loại vải và công nghệ mô-men xoắn.
Theo đó dòng máy này sở hữu hơn 70 bằng sáng chế, tích hợp công nghệ tự động thích ứng vải và công nghệ mô-men xoắn đầu tiên trong Ngành, qua đó giải quyết vấn đề nan giải về kỹ thuật đẩy vải và lực đâm xuyên thấu của máy may.
Ông Ruan Jixiang chia sẻ: “May vải mỏng bị nhăn, may vải co giãn đường may ko đều hoặc không may được vải dày là do lực đẩy vải và lực kim đâm không đáp ứng được, vì vậy có chỉnh phần cơ máy cỡ nào đi chăng nữa cũng không thể xử lý quyết triệt để. Chúng tôi đã giải được bài toán nan giải nhất của ngành máy may, hệ thống tự động thích ứng các loại vải sẽ tự động điều chỉnh lực đẩy vải theo các loại vải khác nhau, công nghệ mô-men xoắn có thể may được 15 lớp vải dày”
Tham dự sự kiện, ông Trương Văn Cẩm – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội VITAS nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay nhiều hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội phát triển mạnh cho ngành Dệt May Việt Nam, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng KHCN, ứng dụng chuyển đổi số giao hàng nhanh.
Ấn tượng với lễ ra mắt của máy may A.M.H, ông Cẩm nhận định đây là sản phẩm nhiều tính năng ưu việt, khá thông minh, ứng dụng chuyển đổi số vì thế đây có thể là sản phẩm giúp các doanh nghiệp trong Ngành cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng và thời giao hàng nhanh nhất là các đơn hàng nhỏ. Hiện do áp lực từ suy thoái kinh tế, đơn hàng xuất khẩu lớn rất ít nhiều nhãn hàng thời trang lớn có xu thế thay vì các đơn hàng lớn lượng tồn kho cao đã chuyển sang làm các đơn hàng nhỏ, nhanh.
“Xanh hóa” Dệt May cần những chính sách đặc thù để gỡ các điểm nghẽn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm