Thị trường hàng hóa
Xuất phát từ những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước phương Tây, quốc gia tỉ dân muốn tự chủ về công nghệ, tách biệt với các nước trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu các cơ sở sản xuất thông minh, ứng dụng khoa học công nghệ vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Bên cạnh đó, nước này tập trung phát triển nền kinh tế số vững mạnh tập trung vào những hãng công nghệ lớn như: Alibaba, Huawei, Tencent, NetEase,...
Với mục tiêu loại bỏ công nghệ nước ngoài khỏi cơ quan quan trọng nhất của đất nước, Bắc Kinh đã có động thái quyết liệt khi yêu cầu toàn bộ nhân viên trong các cơ quan chính phủ trung ương nộp lại máy tính cá nhân nhập ngoại để đổi lấy máy nội địa Trung.
Việc trực tiếp thu lại máy tính cá nhân nhập ngoại đã khiến những dòng máy tính nước ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh số bán hàng khi liên tiếp sụt giảm trong các tháng gần đây. Các thương hiệu máy tính như HP, Dell đang dần không thể cạnh tranh với các dòng máy nội địa như Inspur, Lenovo,...
Mặc dù rất tự tin với thế mạnh phát triển công nghệ của mình nhưng theo đánh giá, Trung Quốc có thể bị chịu thiệt hại khi tách khỏi công nghệ Mỹ. Viện Nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng: Trong tương lai Trung Quốc có thể thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ nhưng phải mất một chặng đường dài nếu muốn "vượt mặt" Mỹ.
Động thái mới này của Trung Quốc nhằm đảm bảo thông tin bảo mật quốc gia, phản ánh những lo ngại của chính quyền nước này về vấn đề bảo mật thông tin quan trọng của chính phủ. Bên cạnh đó, cho thấy sự phát triển về công nghệ và phần cứng của Bắc Kinh nói riêng và Trung Quốc nói chung.
Thực tế đã từ lâu chính quyền Trung Quốc đã có những chính sách khuyến khích người dân sử dụng đồ công nghệ nội địa, triển khai những chương trình thay thế công nghệ nhập ngoại bằng các sản phẩm trong nước. Mục tiêu của những chính sách này nhằm giảm phụ thuộc vào các đối thủ phương Tây ở các lĩnh vực công nghệ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm