Thị trường hàng hóa
Richard Branson là ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư và là người sáng lập Tập đoàn Virgin Group (Anh) với hơn 400 công ty. Cùng với những tỷ phú thế giới như Bill Gates, Steve Jobs và Warren Buffet, Branson đã tạo nên cho mình sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Nhưng không phải ai cũng biết đến căn bệnh ông mắc phải và những sóng gió tuổi thơ mà ông đã trải qua.
Sinh ngày 18/7/1950 trong một gia đình không hề giàu có, ngay từ nhỏ, Richard Branson đã mắc chứng khó đọc bẩm sinh. Đây là một căn bệnh hiếm gặp gây trở ngại đến việc đọc và viết nên không có gì đáng ngạc nhiên khi thành tích học tập của ông thường xuyên bị xếp cuối lớp.
Tuy nhiên, tất cả những điều đó không thể ngăn cản cậu bé Richard Branson thực hiện những ý tưởng táo bạo của mình. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cộng với mặc cảm về khiếm khuyết nên khi chưa học hết trung học, Branson đã bỏ học để phụ mẹ kiếm sống. Mặc dù vậy, bà Eve, mẹ ông vẫn luôn tin rằng ông nằm trong 1% những người xuất chúng và bà đã đặt cược vào 1% đó. Bà Eve luôn rèn luyện cho con trai tính cam chịu, kiên cường khi đối mặt với thách thức.
Trên con đường xây dựng sự nghiệp, tỷ phú Anh này đã gặp vô số thất bại. Tuy nhiên, châm ngôn trong kinh doanh của Branson là "Mặc kệ nó, làm tới đi". “Nếu bạn muốn lái máy bay thì hãy tới sân bay xin một chân pha trà; bạn muốn làm thiết kế thời trang thì xin vào làm nhân viên quét dọn ở công ty thời trang, hãy mở mắt thật to mà học việc", ông chủ tập đoàn Virgin nói.
Người đứng đầu Virgin chia sẻ, ông dấn thân vào kinh doanh không phải để làm giàu mà là để thử thách trong cuộc sống. "Hãy làm việc một cách vui vẻ thì bạn sẽ có tiền. Tôi không hiểu vì sao nhưng nếu một công việc không còn vui vẻ thì tôi không làm việc đó nữa. Tôi cũng từng có những kế hoạch kiếm tiền không thành công, nhưng tôi đã học được nhiều điều ở chúng", ông nói.
Không sinh ra trong một gia đình giàu có, Harland Sander mồ côi cha năm 6 tuổi. Năm 1896, cha ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30 năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi.
Năm 1930, Harland Sanders bắt đầu gắn bó với công việc nấu nướng mà ông yêu thích từ nhỏ. Đó là một quầy thức ăn đặt tại trạm xăng của khu phố Corbin. Khi đang làm việc tại trạm xăng, nhận thấy nhu cầu của hành khách dừng chân tại đây, ông đã nảy ra sáng kiến chế biến một món ăn tiện lợi để phục vụ cho đối tượng khách này. Và đó là món gà rán mà ông quen gọi là món thay thế bữa ăn ở nhà. Món gà của ông dần trở nên nổi tiếng khi tài xế truyền tai nhau và cuối cùng ông quyết định mở một nhà hàng 142 chỗ ở quán trọ bên cạnh trạm xăng. Với các sáng kiến của mình, quán ăn của ông ngày càng đông, món ăn của quán dần trở thành món đặc trưng của bang Kentucky.
Năm 60 tuổi, đáng lẽ phải là tuổi được nghỉ ngơi và an hưởng niềm vui thì Harland Sanders một lần nữa va phải thất bại to lớn, tưởng chừng không gượng dậy được nữa. Nhưng một lần nữa ông lại làm lại từ đầu với việc sáng tạo thêm công thức gà rán mới. Ông kiên trì gõ cửa từng gia đình, từng cửa hàng và trổ tài chế biến món gà theo công thức mới này ngay trước mắt họ để mời chào cộng tác. Và phải sau 1.009 lần bị từ chối, ông mới nhận được cái gật đầu đầu tiên. Cứ kiên trì như vậy, đến năm 1964, ở tuổi 75 ông đã có tới hơn 600 cửa hàng nhượng quyền kinh doanh gà rán thương hiệu của mình.
Sau khi bán chuỗi cửa hàng của mình giá 2 triệu USD, “cụ” Sanders tiếp tục là Đại sứ của KFC - Kentucky Fried Chicken Corporation và được xếp là một trong hai người nổi tiếng được nhận diện nhiều nhất trên thế giới! Ngày nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán thành công và nổi tiếng thế giới với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia.
Vijay Shekhar Sharma, nhà sáng lập và CEO Paytm từng chỉ kiếm được hơn 134 USD/tháng. Hiện giá trị tài sản ròng của anh là 2,4 tỷ USD.
Năm 27 tuổi, Vijay Shekhar Sharma chỉ kiếm được 10.000rupee (134,3 USD) mỗi tháng - mức thu nhập khiêm tốn khiến anh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tượng để kết hôn. Thời điểm đó, Vijay Sharma sản xuất các nội dung di động thông qua một công ty nhỏ.
“Gia đình của các cô gái không bao giờ gọi lại sau khi biết tôi chỉ kiếm được 10.000 rupee/tháng. Và tôi trở thành một chàng trai không đủ tiêu chuẩn cưới vợ”, anh chia sẻ.
Năm 2010, Sharma sáng lập công ty thanh toán kỹ thuật số Paytm. Paytm là một đại diện cho thế hệ những công ty khởi nghiệp của Ấn Độ bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán và tạo ra những triệu phú mới.
Vào năm 2017, ông Sharma trở thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ. Dù vậy, ông Sharma vẫn có thói quen uống trà ở quán vỉa hè và thường đi bộ buổi sáng để mua sữa, bánh mì. Dù trở thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ vào năm 2017, nhà sáng lập Paytm vẫn thích uống trà ở một xe đẩy ven đường và thường đi bộ để mua sữa và bánh mì vào buổi sáng. Theo Forbes, hiện nhà sáng lập kiêm CEO Paytm - hãng thanh toán hàng đầu Ấn Độ - đang sở hữu khối tài sản 2,4 tỷ USD.
Hơn một thập kỷ trước, Paytm được thành lập với tư cách là một công ty nạp tiền di động. Công ty này sau đó tăng trưởng rất nhanh sau khi Uber thông báo Paytm được chọn là công cụ thanh toán nhanh của hãng tại Ấn Độ. Đến năm 2016, Paytm hưởng lợi lớn khi Chính phủ Ấn Độ loại bỏ tiền giấy có giá trị cao, điều giúp cho thanh toán điện tử tăng trưởng.
Hiện nay, Sharma đã kết hôn và có một con trai. Tỷ phú 43 tuổi cho biết kể từ đó, anh không bao giờ nhìn về phía sau.
Trong khi một số nhà phân tích thị trường lo ngại về việc khi nào Paytm sẽ có lãi, Sharma tự tin về sự thành công của công ty.
Năm 2017, Paytm ra mắt ứng dụng thanh toán hóa đơn ở Canada và một năm sau đó vào Nhật Bản bằng ví di động.
"Ước mơ của tôi là mang biểu tượng của Paytm đến San Francisco, New York, London, Hong Kong và Tokyo. Và khi mọi người nhìn thấy nó, họ nói - bạn biết không, đó là một công ty Ấn Độ", Sharma nói.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm