Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 23/01/2023

Tương lai của thế giới cần được viết lại bằng màu xanh

Sau một năm với quá nhiều tác động của biến đổi khí hậu mà con người có thể cảm nhận được, nhiều Chính phủ trên thế giới đang chung tay thúc đẩy việc xanh hoá nền kinh tế và bảo vệ môi trường trước các điểm giới hạn.

Không còn ai được an toàn

Trong nhiều năm, các nhà hoạt động, chính trị gia và học giả đã cố gắng chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu khỏi nhiên liệu hóa thạch, nhưng chỉ mang lại kết quả không rõ ràng. Song, dường như mọi thứ đã thay đổi và lần đầu tiên sau một thời gian dài, có một tia hy vọng. Giá năng lượng tái tạo đã giảm mạnh, khiến nó trở thành lựa chọn tiết kiệm chi phí hơn.

Cuộc chiến ở Ukraine đã hệ thống hóa những rủi ro chiến lược của việc phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Và cuối cùng, Chính phủ Mỹ đã vào cuộc một cách dứt khoát. Đạo luật Giảm lạm phát ở Mỹ sẽ chi hàng trăm tỷ USD để thúc đẩy đất nước tiến gần hơn đến việc phi carbon hoá. Sáng kiến ​​REPowerEU của Liên minh châu Âu cũng sẽ hoạt động tương tự trên khắp Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, những hy vọng cũng đi kèm với những nỗi lo do tác động của biến đổi khí hậu. Vào tháng 8, trận lũ lụt chưa từng có đã khiến một phần ba Pakistan chìm trong nước, điều mà Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres mô tả là “sự tàn sát khí hậu” tồi tệ nhất mà ông từng thấy.

Ở châu Âu, hạn hán đã khiến mùa màng chết chóc và lòng sông khô cằn; các quan chức đã thực hiện các hạn chế nguồn cung cấp nước ở Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Các thành phố trên khắp nước Mỹ đã phải đối mặt với nhiệt độ cao kỷ lục vào tháng 9, trên mức 40 độ C ở một số nơi và Chính phủ phải cầu xin người dân cắt giảm sử dụng điện để tránh mất điện. Mọi người đều biết rằng tình hình sẽ chỉ có tồi tệ hơn.

Với biến đổi khí hậu, cũng như bất kỳ điều gì khác, thật khó để vẽ ra một ranh giới. Nhưng mức đầu tư lịch sử vào việc xanh hóa nền kinh tế, kèm theo đó là việc gia tăng các tàn phá liên quan đến khí hậu cho thấy một tương lai rất khác đang cận kề chúng ta.

“Cuộc sống đã thay đổi… Mọi người đang cố gắng tìm hiểu về một mô hình hoàn toàn khác”, bà Gina McCarthy nói trong ngày 8/9 trước khi từ chức cố vấn khí hậu hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Thế giới mới này sẽ được định nghĩa bởi những thái cực. Các quốc gia đang xây dựng một nền kinh tế xanh toàn cầu, đưa ra một tầm nhìn lạc quan về một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng những cái giá phải trả do biến đổi khí hậu đã được các nhà khoa học cảnh báo từ lâu, đang đè nặng lên chúng ta và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta vẫn có cơ hội để định hình lại tương lai và giảm thiểu sự tuyệt vọng.

Không phải lúc nào cũng có thể chắc chắn rằng việc xanh hoá năng lượng sẽ được thực hiện một cách trơn tru. Mỹ - với tư cách là siêu cường trên thế giới, nền kinh tế lớn nhất và phát thải lớn thứ hai, đã thất bại trong việc ban hành chính sách khí hậu trong nhiều năm. Trên trường quốc tế, các quốc gia cam kết giảm lượng khí thải nhưng các kết quả vẫn mơ hồ.

Đó là lý do tại sao việc thông qua Đạo luật Giảm lạm phát vào mùa hè năm nay thể hiện một bước tiến lịch sử. Luật không chỉ báo hiệu rằng quá trình chuyển đổi năng lượng ở Mỹ đã bắt đầu, mà nó sẽ diễn ra nhanh chóng. Hàng trăm tỷ đô-la ưu đãi thuế sẽ làm giảm chi phí năng lượng sạch, thúc đẩy các công ty phi carbon. Các chuyên gia kỳ ​​vọng lượng khí thải của Mỹ sẽ giảm 40% so với mức năm 2005 vào năm 2030.

Thế giới cần chung tay để viết lại tương lai bằng màu xanh của sự hy vọng. Ảnh: GI

Các nhà lãnh đạo ở các nước khác cũng đang phản ứng với tín hiệu này. Ấn Độ đang thúc đẩy kế hoạch xây dựng một thị trường carbon để cắt giảm khí thải. Đức đã phê duyệt chương trình trị giá 180 tỷ đô-la để tạo điều kiện cho năng lượng sạch và Úc đã thông qua luật khí hậu đầu tiên trong một thập kỷ.

Trong khi căng thẳng toàn cầu đã ảnh hưởng đến một số hợp tác xanh, các quốc gia bao gồm Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua để chiếm ưu thế trong các ngành năng lượng sạch, sản xuất sạch và giao thông sạch. Ông Fatih Birol người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: “Đây là một cuộc cạnh tranh lành mạnh phù hợp với biến đổi khí hậu”.

Những niềm hy vọng mới

Nhưng ngay cả khi chúng ta xanh hoá nền kinh tế toàn cầu, thì chi phí nhân lực của biến đổi khí hậu cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Đầu tư và đổi mới sẽ cần phải bắt kịp với sự tàn phá mà chúng ta đã gây ra trên thế giới, đặc biệt là ở phía Nam bán cầu.

Một cơn bão nhiệt đới vào tháng 4 năm 2022 đã giết chết hàng trăm người trên khắp Philippines. Một đợt nắng nóng ở Ấn Độ vào mùa xuân đã khiến nông dân thiệt hại lớn về cây trồng, và đợt hạn hán kéo dài nhiều năm ở Đông Phi đã khiến 50 triệu người phải đối mặt với nạn đói cùng cực.

Chi phí của những thảm hoạ này lên tới hàng nghìn tỷ USD. Châu Phi mất tới 15% GDP hằng năm vì biến đổi khí hậu và có thể mất 30% trong những thập kỷ tới, theo Ngân hàng Phát triển châu Phi. Hàng tỷ sinh mạng phụ thuộc vào cách thế giới phản ứng trong kỷ nguyên mới này.

Cho đến nay, viễn cảnh không được tích cực. Ông Tasneem Essop thuộc Mạng lưới Hành động Khí hậu cho biết: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của tổn thất và thiệt hại. Thật không may, điều đang trở nên rõ ràng hơn là giới tinh hoa cầm quyền ở các quốc gia giàu có không quan tâm đến cuộc sống của những người sống ở phía Nam bán cầu”.

Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt ở Mỹ cuối cùng cũng thuyết phục những người giàu có rằng không ai được miễn nhiễm khỏi các tác động của biến đổi khí hậu. Miền Tây nước Mỹ đã phải trải qua đợt hạn hán dai dẳng, mực nước của các con sông xuống thấp kỷ lục; lũ lụt đang phá hủy các cộng đồng ở Thụy Sĩ và đánh sập nguồn cung cấp nước ở Jackson.

Chắc có lẽ mỗi người đã nghe tới các khái niệm về các điểm giới hạn: khi các ngưỡng này bị vượt qua, sẽ kích hoạt những thay đổi phi tuyến tính trong khí hậu một cách không thể đảo ngược.

Việc băng tan ở Bắc Cực có thể giải phóng lượng carbon bị mắc kẹt lâu ngày, làm tăng tốc độ ấm lên toàn cầu. Sự sụp đổ của dải băng Tây Nam Cực có thể làm tăng mực nước biển lên đến 3m. Một nghiên cứu ngày 9/9 được công bố trên tạp chí Science cho thấy cả hai điểm giới hạn này, cùng với bốn điểm khác, có khả năng được kích hoạt khi Trái đất ấm lên từ 1,5 tới 2 độ C. Trái đất hiện giờ đã ấm lên gần 1,2 độ C kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp. Một báo cáo hồi tháng 5 của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho thấy chúng ta có 50% khả năng sẽ chạm ngưỡng 1,5 độ C trong 5 năm tới.

Theo IEA, một hệ thống thu năng lượng mặt trời có giá 106 USD cho mỗi watt vào năm 1975; vào năm 2020, nó có giá 0,20 đô. Một cuộc cách mạng tương tự, nhanh hơn để thu khí carbon trực tiếp trong không khí, lưu trữ pin và một loạt các công nghệ khác sẽ giúp kéo chúng ta trở lại bờ vực. Trong thời đại mới này, chúng ta đang đứng trên bàn cân của hy vọng và tuyệt vọng. Chúng ta phải làm mọi thứ để tương lai có thể được viết lại bằng màu xanh.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm