Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:16 02/11/2022

Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế nhôm lớn nhất châu Á

Zhongwang Holdings từng là đế chế nhôm hùng mạnh nhất châu Á. Thế nhưng sự bành trướng quá mức đã khiến khiến gã khổng lồ sản xuất phá sản với khoản nợ 64 tỷ USD.

Zhongwang Holdings phát triển mạnh vào những năm 2000 khi lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc bùng nổ, tạo ra nhu cầu mạnh mẽ cho các sản phẩm của họ trong ngành xây dựng. Vào năm 2017, đế chế này đã mua lại công ty chế tạo siêu du thuyền SilverYachts của Úc. Liu Zhongtian, nhà sáng lập đồng thời cũng là cựu Chủ tịch của công ty, vào thời điểm đó, cho biết thương vụ này sẽ giúp họ tiếp phát triển trong lĩnh vực hàng hải “với tốc độ tối đa”. Thế nhưng, khi nền kinh tế dần hạ nhiệt, hoạt động kinh doanh của Zhongwang cũng bắt đầu xuống dốc, trở thành nạn nhân của việc bành trướng quá mức và mua tài sản bằng đòn bẩy.

Một nhà máy của Zhongwang ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Công ty từng là nhà sản xuất nhôm định hình hàng đầu châu Á 

Vào tháng 9 vừa qua, một tòa án ở Thẩm Dương, Đông Bắc Trung Quốc đã chấp thuận đơn xin phá sản từ các chủ nợ của Zhongwang. 252 công ty con và công ty mẹ sẽ tiến hành tái cơ cấu hợp nhất do không có khả năng thanh toán các khoản nợ.

Đơn vị niêm yết tại Hồng Kông của Zhongwang chưa công bố báo cáo thường niên năm 2021 và báo cáo nửa đầu năm 2022. Trước đó, giá trị vốn hóa thị trường của công ty này đã tụt từ mức đỉnh 30 tỷ HKD (3,8 tỷ USD) vào tháng 7/2019 xuống còn 9 tỷ HKD (1,14 tỷ USD) vào tháng 8/2021, khi giao dịch cổ phiếu bị đình chỉ.

Eugene Weng, luật sư tại Thượng Hải của công ty Wintell & Co., cho biết: “Sự sụp đổ của Zhongwang gây sốc nhưng không đáng ngạc nhiên đối với những người trong ngành hàng hóa”. 

Theo dữ liệu của Forbes, Zhongwang đã giúp nhà sáng lập Liu Zhongtian trở thành người giàu có nhất tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2014 -2017. Ông Liu đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của công ty để thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng dây chuyền sản xuất ở thành phố ven biển Thiên Tân vào năm 2016 để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng từ các lĩnh vực hàng không, hàng hải và sản xuất xe. Một năm sau, Zhongwang mở rộng ra cả nước ngoài khi tiếp quản doanh nghiệp Aluminiumwerk Unna của Đức, một nhà sản xuất ống không hàn được sử dụng trong máy bay.

Liu Zhongtian - nhà sáng lập Zhongwang Holdings (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Nhưng sự bành trướng của công ty Trung Quốc đã thu hút sự giám sát của các cơ quan quản lý nước ngoài. Trong cùng năm đó, Zhongwang đã phải ngừng kế hoạch mua lại nhà sản xuất Aleris của Mỹ trị giá 1,1 tỷ USD. Nguyên nhân là do Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài (CFI) của Mỹ nêu lý do lo ngại về an ninh quốc gia.

Vào năm 2019, các công tố viên Mỹ đã cáo buộc 6 công ty có trụ sở tại phía Nam California có liên quan đến ông Liu Zhongtian trong vụ trốn 1,8 tỷ USD tiền thuế nhập khẩu nhôm. Từ năm 2011-2014, các công ty này đã bán 2,2 triệu pallet nhôm cho một công ty Mỹ do Liu quản lý.

Tòa án Hoa Kỳ cho biết, ông Liu, người từ chức Chủ tịch của Zhongwang vào năm 2017, bị cáo buộc tham nhũng và trốn thuế tại Mỹ. 6 công ty liên quan đã phải trả 1,83 tỷ USD tiền bồi thường trong năm nay, nhưng cả đại diện của Zhongwang Holdings và ông Liu đều không xuất hiện trước tòa.

Cùng với các thương vụ ở nước ngoài, Liu Zhongtian cũng tích cực đầu tư vào lĩnh vực tài chính để có thêm nguồn vốn. Đế chế nhôm một thời đã huy động hiệu quả nguồn tín dụng từ Zhongwang Finance, một công ty con đã phá sản cùng ngày với công ty mẹ của nó.

Liu Zhongtian tại một nhà máy ở thành phố Liêu Dương, Trung Quốc (Ảnh: Nguồn quốc tế)

253 công ty của Zhongwang đã được tái cơ cấu theo lệnh của tòa án nhằm duy trì chuỗi cung ứng nhôm. Cơ sở sản xuất của họ ở Thiên Tân vẫn đang hoạt động với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và tiếp tục sản xuất bo mạch cho xe cộ và lon nhôm, theo Wan Ling, nhà phân tích nhôm tại CRU, một công ty tình báo thị trường hàng hóa. 

Zhongwang cũng đã cố gắng chứng tỏ rằng khả năng sản xuất của họ vẫn còn nguyên vẹn. Công ty công bố một thỏa thuận cung cấp với nhà sản xuất xe lửa Hyundai Rotem của Hàn Quốc vài ngày trước phán quyết của tòa và hứa sẽ giao hàng vào cuối năm nay. Tuy nhiên, vụ phá sản đã phơi bày những điểm yếu của mô hình kinh doanh mà Zhongwang theo đuổi. Nhiều nhà thầu cũng như các chủ nợ đã phải hứng chịu hậu quả từ sự sụp đổ của nó. Ông Weng cho biết, việc thanh lý tài sản cũng có thể gặp khó khăn do hoạt động sản xuất đã bị suy yếu bởi chính sách zero-Covid nghiêm ngặt của Trung Quốc.

Đọc thêm

Xem thêm