Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:00 06/09/2022

Sứ mệnh mới của Việt Nam trong hành trình phát triển và khẳng định vị thế trên trường quốc tế

Chống biến đổi khí hậu đang là cuộc chiến chung của nhân loại, Việt Nam cũng không đứng ngoài sứ mệnh này. Thậm chí ở góc độ tích cực, đây không chỉ là trách nhiệm hay thách thức, mà chính là cơ hội để Việt Nam bứt phá về kinh tế, cũng như nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam

Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 21 (COP21), các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu đã thông qua Thoả thuận Paris 2015. Đây là thoả thuận mang tính lịch sử, là cơ sở pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng là một thành viên tham gia ký kết thỏa thuận và cũng đã đưa ra những cam kết rất mạnh mẽ.

Kể từ đó, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy hợp tác với các đối tác quốc tế trong sứ mệnh chung của nhân loại. Đến Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam tiếp tục đưa ra những cam kết hàng đầu trong mục tiêu chống biến đổi khí hậu, đặc biệt cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam gần đây, bà Kanni Wignaraja - Trợ lý Tổng Thư ký LHQ và Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đánh giá rất cao rất nỗ lực của Việt Nam. “Tôi xin chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu kép là trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Việt Nam đã trở thành 1 trong 70 quốc gia đưa ra cam kết nhằm ứng phó với 3 vấn đề khẩn cấp toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt”, bà cho biết.

Thực tế, việc bảo vệ môi trường nói chung, chống biến đổi khí hậu nói riêng, đã là một ưu tiên, một chính sách quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm qua. Tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân”.

Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ các nguồn năng lượng xanh. Phát triển năng lượng xanh còn là một mũi nhọn kinh tế hàng đầu đối với mọi quốc gia trong tương lai. Ảnh: GI

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định tại COP 26: “Biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại... Ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân...”.

Như vậy, Việt Nam đã cam kết đầy đủ với thế giới, đặc biệt rất thấu hiểu việc chống biến đổi khí hậu cũng là bảo vệ đất nước, bảo vệ người dân của mình. Đơn giản, dải đất hình chữ S của chúng ta chính là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất từ hiểm họa này. Thậm chí, theo chỉ số Climate Risk Index dù chỉ mới cập nhật đến năm 2016, Việt Nam, với đặc thù là một quốc gia ven biển rất dễ chịu tác động bởi mưa bão, lũ lụt, nước biển dâng, sóng nhiệt… là 1 trong 10 quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Các báo cáo chính thức cũng cho thấy, mức thiệt hại vật chất do biến đổi khí hậu gây ra cho Việt Nam ước tính bằng khoảng 3,2% GDP vào năm 2020. Theo xu hướng hiện tại, ước tính biến đổi khí hậu có thể làm giảm thu nhập quốc dân tới 3,5% vào năm 2050. Bên cạnh những mất mát đối với nền kinh tế, biến đổi khí hậu còn tác động đến nhiều mặt của cuộc sống mà không thể đong đếm được bằng tiền bạc hay các chỉ số về kinh tế.

Trong bối cảnh đó, vào ngày 20/7/2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được gọi tắt là NAP. Đây được xem như một chiến dịch toàn diện, có quy mô lớn của Việt Nam, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam chung tay cùng với thế giới trong sứ mệnh chống biến đổi khí hậu.

Để thực hiện sứ mệnh này, Việt Nam cam kết huy động mọi nguồn lực nhà nước, xã hội và đặc biệt phối hợp mạnh mẽ với các tổ chức quốc tế. Gần đây, Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) đã có 17 dự án hợp tác với Việt Nam trong việc giảm phát khải khí nhà kính với tổng giá trị 50 triệu USD. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã nhận được một số dự án với Quỹ khí hậu xanh (GCF) với tổng giá trị lên tới hơn 110 triệu USD.

Thách thức và cơ hội từ chống biến đổi khí hậu

Thực ra, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không chỉ là trách nhiệm hay thách thức, mà còn là cả cơ hội đối với nước ta. Trước tiên như đã biết, thế giới đã đưa nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu vào mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt đã và đang trở thành một tiêu chuẩn mới trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và thương mại toàn cầu.

Các quốc gia tiên tiến trên thế giới, như EU, Nhật Bản hay Mỹ, sẽ sớm áp dụng tiêu chuẩn năng lượng xanh vào các sản phẩm xuất nhập khẩu, giống như tiêu chuẩn về chất lượng hay an toàn. Thỏa thuận Xanh châu Âu năm 2019 và Luật khí hậu EU 2022 được cho rằng sẽ nhằm phục vụ cho những lộ trình này.

Đặc biệt và cụ thể hơn chính là thuế carbon. Loại thuế này sẽ được áp vào các sản phẩm phụ thuộc mức độ phát thải CO2 trong vòng đời của chúng. Hiện, 57 quốc gia đã chính thức áp dụng hoặc đã công bố thời điểm áp dụng thuế carbon. Dù Việt Nam chưa chính thức áp dụng, song theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2019, nước ta là 1 trong 3 nước Đông Nam Á, bên cạnh Thái Lan và Singapore, đã tính tới việc áp dụng chính sách có ý nghĩa bảo vệ khí hậu thiết thực này.

Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là chìa khóa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thì đến nay Việt Nam cũng đang đẩy nhanh quá trình này. Ngoài thủy điện cũng được tính như một loại năng lượng tái tạo, Việt Nam còn đang phát triển rất mạnh mẽ các nguồn năng lượng xanh và bền vững hơn, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học hay năng lượng thủy triều, với nhiều dự án lớn đang được triển khai trên khắp đất nước. Tiêu biểu là dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á tại tỉnh Ninh Thuận có công suất 450 MW. Hay đến tháng 7/2021, đã có 13 nhà máy điện gió với tổng công suất là 611,33 MW được đưa vào vận hành thương mại tại nước ta.

Việc chuyển đổi sang năng lượng xanh hay nền kinh tế xanh nói chung không phải trách nhiệm, mà chính là một cơ hội, một xu thế phát triển quan trọng với mọi quốc gia trên thế giới. Nếu phát huy hết tiềm năng rất lớn của mình và phát triển mạnh công nghệ khoa học, Việt Nam có thể sẽ nắm được rất nhiều lợi thế trong tương lai. Theo dự báo, nền kinh tế xanh sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế trực tiếp là 26 nghìn tỷ USD vào năm 2030, cũng như tạo ra hơn 65 triệu việc làm trên toàn cầu. Triển vọng sau đó sẽ còn rất, rất lớn nữa.

Như vậy, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu vừa là dịp để Việt Nam thể hiện trách nhiệm của mình với thế giới, vừa là cơ hội để Việt Nam hướng đến phát triển bền vững về kinh tế và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm