Thị trường hàng hóa
Công ty thuộc sở hữu Nhà nước Comac đã đưa ra thông báo trên tại triển lãm hàng không lớn nhất Trung Quốc ở Chu Hải hôm thứ Ba (8/11), đồng thời cho biết thêm họ cũng đã nhận được đơn đặt hàng 30 chiếc ARJ21 - máy bay chở khách 90 chỗ đường bay ngắn.
C919, được thiết kế để cạnh tranh với Boeing 737 và A320 của Airbus, đã nhận được “chứng chỉ” do Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cấp vào tháng 9 sau 14 năm phát triển và sau 5 năm bay thử nghiệm.
Comac cho biết họ có kế hoạch giao chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên cho China Eastern Airlines vào cuối năm nay. Hãng hàng không có trụ sở tại Thượng Hải đã đặt hàng 4 chiếc vào tháng 5 với chi phí mỗi chiếc là 99 triệu USD.
Yang Yang, phó tổng giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Comac, nói với cổng thông tin The Paper có trụ sở tại Thượng Hải rằng công ty sẽ lên kế hoạch nâng năng lực sản xuất cho C919 sau khi đã “liên lạc đầy đủ với các hãng hàng không”.
Trước đó vào thứ Ba, chiếc máy bay phản lực chở khách thân hẹp đã bay lên bầu trời tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc - lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm hàng không hai năm một lần này, nơi cũng xuất hiện các máy bay quân sự như tiêm kích tàng hình J-20 và YU-20.
Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang vật lộn để phục hồi sau đại dịch COVID, vào tháng 7, một số hãng hàng không quốc doanh bao gồm Air China và China Southern Airlines đã đặt hàng số lượng lớn gần 300 máy bay chở khách từ Airbus.
Trung Quốc đặt nhiều hy vọng rằng C919, máy bay phản lực chở khách tự sản xuất đầu tiên của họ, sẽ giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài khi quan hệ với các nước phương Tây xấu đi.
Tuy nhiên, hầu hết các bộ phận được sử dụng cho C919 đều được nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài, bao gồm động cơ, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc và thiết bị hạ cánh.
Hàng không là một trong những ngành công nghệ tiên tiến bị ảnh hưởng tiêu cực nhất do quan hệ Trung - Mỹ xấu đi trong thời gian gần đây.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm