Thị trường hàng hóa
Trước đó, Mỹ cũng đã cam kết sẽ duy trì hoạt động của ISS cho đến năm 2030. Trong số các đối tác trên Trạm ISS do Mỹ dẫn đầu gồm có Nga, Canada, Nhật Bản và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (tổ chức gồm 11 quốc gia). Sau Mỹ, Nhật Bản mới là nước đầu tiên cam kết trong việc mở rộng sự tham gia.
Trạm vũ trụ là một phòng thí nghiệm khoa học có kích thước bằng một sân bóng đá và quay quanh Trái đất khoảng 400 km, đã được sử dụng liên tục trong hơn hai thập kỷ dưới sự hợp tác do Mỹ và Nga đứng đầu.
Thông báo của Nhật Bản được đưa ra chỉ vài ngày sau khi tên lửa mặt trăng thế hệ tiếp theo của NASA phóng đi từ Florida, trong chuyến bay không có phi hành đoàn để mở đầu chương trình Artemis đưa con người trở lại mặt trăng, mà trong đó Nhật Bản cũng đang tham gia.
"ISS chắc chắn là nơi để đánh giá công nghệ cho chương trình Artemis. Đây cũng là địa điểm quan trọng cho sự hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ", Nagaoka phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ cho trạm vũ trụ mặt trăng có tên Gateway trong tương lai.
Theo thỏa thuận, một phi hành gia Nhật Bản sẽ lên tàu Gateway, đang được phát triển cho chương trình Artemis, và Nhật Bản sẽ cung cấp pin và các thiết bị khác cho trạm vũ trụ đó.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào tháng 5 năm nay đã xác nhận ý định đưa một phi hành gia Nhật Bản vào chương trình, bao gồm cả các sứ mệnh trên mặt trăng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm