Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:00 31/10/2022

Người dân châu Âu với “trận chiến” thắt chặt chi tiêu

Người tiêu dùng châu Âu đang “thắt lưng buộc bụng” và giảm chi tiêu giải trí do lo sợ khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Tại châu Âu, nhiều người dân đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu khi hóa đơn năng lượng tăng vọt và lãi suất đẩy chi phí sinh hoạt lên cao trong viễn cảnh nền kinh tế trong khu vực đang gia tăng căng thẳng.

Theo các chỉ số dữ liệu, doanh số bán xe hơi, doanh thu phòng vé và đặt phòng khách sạn đều giảm, trong khi đó, người tiêu dùng đã nhanh chóng cắt giảm kế hoạch mua sắm khổng lồ, không cần thiết. Mặc dù tổng số tiền người tiêu dùng chi tiêu tiếp tục tăng trong những tháng gần đây, nhưng số lượng hàng hóa mua vẫn đang đi lùi.

Tâm lý người tiêu dùng giảm mạnh khi các nhà kinh tế cảnh báo rằng nhiều nước châu Âu phải đối mặt với suy thoái. Ảnh: ft.

Ý định chi tiêu của người tiêu dùng châu Âu đối với các hàng hóa chính, chẳng hạn như ô tô và nhà ở, đang ở mức thấp nhất trong hai thập kỷ, không kể những tháng đầu của đại dịch.

Trong tháng 9 và tháng 10, chi tiêu tại các rạp chiếu phim ở Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh đã giảm 59% so với mức trước đại dịch, được xác định là cùng kỳ năm 2019.

Theo công ty du lịch Sojern, lượng đặt phòng khách sạn vào tháng 10 thấp hơn trong suốt mùa xuân và mùa hè so với mức của năm 2019. Tương tự như vậy, theo phân tích của AirDNA số người hứng thú truy cập trang web thuê phòng, nhà nghie tại Vbro và Airbnb đã giảm mạnh, nhận thấy rằng động lực "tạm dừng" vào tháng 9. Số lượng người đặt cho chuyến du lịch trong tương lai cũng giảm.

Tại Anh, doanh số bán nhiên liệu ô tô giảm 1,3%, ở Tây Âu đã giảm gần 1/3 trong 12 tháng tính đến tháng 9, so với cùng kỳ năm 2019.

Một số người tiêu dùng đang phản ứng với việc tăng chi phí năng lượng bằng cách cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu. Trong tuần tính đến ngày 22 tháng 10, tiêu thụ khí đốt ở Đức, Pháp và Ý đã giảm xuống 15% dưới mức trung bình 2017 - 2021, theo phân tích dữ liệu ENTSO-E của Barclays.

Mark Cus Babic, nhà kinh tế châu Âu tại Barclays, cho biết sự sụt giảm này “có thể phản ánh nỗ lực của các Chính phủ châu Âu nhằm hạn chế tiêu dùng, phá hủy nhu cầu do giá cao hơn và gần đây là nhiệt độ cao hơn”.

Với lạm phát cao, người tiêu dùng ngày càng ít tiền hơn. Trong tháng 8, tổng chi tiêu của người tiêu dùng EU cao hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng số lượng hàng hóa mua lại thấp hơn 1%.

Melanie Debono, nhà kinh tế cao cấp về châu Âu tại Pantheon Macroeconomics, cho hay: “Người tiêu dùng tại Liên minh châu Âu đang "thắt lưng buộc bụng", bảo toàn thu nhập để sưởi ấm ngôi nhà và các nhu cầu thiết yếu khác”.

Tâm lý người tiêu dùng đã và đang giảm mạnh khi giới phân tích kinh tế cảnh báo rằng nhiều nước châu Âu phải đối mặt với suy thoái. Mặc dù vậy, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn kiên trì tăng lãi suất để giải quyết bài toán lạm phát đang hoành hành. Tuần này, ECB áp đặt mức tăng 0,75 điểm phần trăm, mặc dù chủ tịch Christine Lagarde khẳng định các nhà hoạch định chính sách không "quên" trước nguy cơ suy thoái.

Người dân châu Âu đang phải đứng trước nhiều lựa chọn khi phải xuống tiền mua một đồ dùng yêu thích, nhu yếu phẩm hay tích luỹ phòng bất trắc. Theo nhà phân tích Debono dự kiến tiêu dùng của khu vực đồng euro sẽ giảm trở lại trong quý cuối năm nay “vì thu nhập thực tế của các hộ gia đình bị siết chặt buộc họ phải tiết kiệm nhiều hơn và bỏ một số chi tiêu để đảm bảo đủ tiền sưởi ấm trong mùa đông này”.

Dù nhiều quốc gia đã tăng hỗ trợ tài chính, xã hội, tuy nhiên, dự kiến sẽ chỉ xoa dịu phần nào khó khăn mà nhiều người dân sống tại lục địa già phải gánh chịu.

Cụ thể, tại Vương quốc Anh, chi tiêu của người tiêu dùng sẽ giảm trong vài quý tới, dự kiến nền kinh tế thứ sáu thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng nhẹ. Nathan Sheets, người đứng đầu toàn cầu về kinh tế quốc tế tại Citi, dự đoán một loạt "cuộc suy thoái kéo dài" với sự suy thoái ở khu vực đồng euro và Vương quốc Anh vào cuối năm nay và ở Mỹ vào giữa năm 2023.

Các nền kinh tế của Đức, Pháp, Mỹ và Tây Ban Nha tiếp tục mở rộng trong quý thứ ba, nhưng tăng trưởng của Pháp được thúc đẩy bởi đầu tư, trong khi tiêu dùng hộ gia đình đình trệ. Chi tiêu tiêu dùng của Tây Ban Nha vẫn thấp hơn 5% so với mức trước đại dịch.

Theo nguồn thạo tin, tăng trưởng trong quý thứ ba của khối sẽ là “cơn bão cuối cùng của những cơn gió ngược mùa hè”. Các chỉ số theo thời gian cho thấy hoạt động kinh tế trong khu vực đồng euro đang chậm lại đáng kể và "khối sẽ rơi vào suy thoái trong mùa đông”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm