Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:56 21/06/2023

Liên hợp quốc thông qua Hiệp ước Biển khơi: Niềm hy vọng cho đại dương!

Liên hợp quốc đã thông qua một hiệp ước mang tính bước ngoặt để bảo vệ hệ sinh thái ở những vùng biển quốc tế rộng lớn vào hôm thứ Hai (19/6). Đây được xem như một thỏa thuận lịch sử để giúp cứu vãn đa dạng sinh học đại dương và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Rebecca Hubbard, giám đốc Liên minh Biển khơi, nói: “Hiệp ước Biển khơi là không thể thiếu để có thể bảo vệ đại dương… Nó cũng rất quan trọng để giảm thiểu sự cố khí hậu và bảo vệ cuộc sống cũng như sinh kế của hàng tỷ người trên thế giới”.

Việc bảo vệ đại dương, đặc biệt các vùng biển quốc tế, vẫn chưa được chú trọng. Ảnh: LHQ

Hiệp ước Biển khơi là gì?

Tin tức này được đưa ra khi các nhà khoa học công bố nhiệt độ mặt nước biển toàn cầu hồi tháng 4 và tháng 5 vừa rồi đã đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu ghi chép vào năm 1850. Và theo Liên hợp quốc, đại dương là "đồng minh lớn nhất của thế giới chống lại biến đổi khí hậu", vì chúng tạo ra 50% lượng oxy toàn cầu và thu 90% lượng nhiệt dư thừa được tạo ra bởi phát thải khí nhà kính.

Tại cuộc họp thông qua hiệp ước, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết các đại dương là huyết mạch của hành tinh và thỏa thuận này sẽ mang lại cho các đại dương cơ hội chiến đấu.

Hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý này từng được thống nhất vào tháng 3 sau 5 vòng đàm phán kéo dài do LHQ đứng đầu và giữa các nhà đàm phán từ hơn 100 quốc gia. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ cần được ít nhất 60 quốc gia ký và phê chuẩn trước khi chính thức có hiệu lực.

Dẫu vậy, việc LHQ thông qua nó cũng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo vệ biển khơi - những vùng biển quốc tế quan trọng song không hề được ai bảo vệ. Hiệp ước sẽ góp phần bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên biển, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia liên quan.

Việc đánh cá, vận chuyển, du lịch và bảo vệ đại dương hiện đang được kiểm soát bởi các quốc gia và khoảng 20 tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, quy định của họ chỉ áp dụng cho khoảng cách 200 hải lý (370 km) tính từ bờ biển, tức các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Ngoài khu vực này là các vùng biển quốc tế.

Mặc dù vùng biển quốc tế chiếm hơn một nửa bề mặt Trái đất và 61% tổng số đại dương, nhưng chỉ có 1% khu vực này được bảo vệ. Đánh bắt cá bất hợp pháp, quá mức và các hình thức gây thiệt hại khác cho hệ sinh thái - chẳng hạn như khoan dầu khí - khó có thể được giám sát, theo dõi hoặc kiện tụng một cách nhất quán.

"Thỏa thuận bảo tồn lớn nhất trong lịch sử"

Các nhà bảo tồn hy vọng hiệp ước sẽ giúp thực hiện nghĩa vụ bảo vệ 30% vùng biển quốc tế trên thế giới vào năm 2030, như đã được thống nhất trong một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào tháng 12 năm 2022.

"Đây là mức tối thiểu mà các nhà khoa học đã nói rằng chúng ta cần ngăn chặn sự sụp đổ của hệ sinh thái trong các đại dương - nguồn tài nguyên được chia sẻ lớn nhất của chúng ta và là nền tảng của sự sống trên hành tinh này", Arlo Hemphill, nhà vận động đại dương cấp cao của Tổ chức Hòa bình xanh, cho biết và nói thêm rằng đó là "thỏa thuận bảo tồn lớn nhất trong lịch sử".

Hiệp ước tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho phép thành lập các khu bảo tồn đại dương. Nhưng nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời, bao gồm cả việc các khu bảo tồn sẽ được thành lập ở đâu và khi nào?

Rebecca Hubbard cho biết sau khi được các quốc gia riêng lẻ phê chuẩn thì "công việc đó có thể bắt đầu", đồng thời cho biết thêm rằng việc phê chuẩn phải diễn ra càng nhanh càng tốt để "ngăn chặn cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học đang diễn ra trong đại dương". Hubbard cho biết mục tiêu là để hiệp ước được phê chuẩn vào tháng 6 năm 2025, khi Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc diễn ra tại Pháp.

Tại sao đại dương quan trọng với con người?

Các nguồn tài nguyên của đại dương không chỉ nuôi sống cư dân ven biển mà còn cho gần 3 tỷ người trên toàn thế giới. Toàn bộ ngành công nghiệp biển trị giá 3 nghìn tỷ đô la - chiếm 5% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới.

Bản đồ mô tả các vùng biển quốc tế (màu xanh đậm) theo quy ước của Liên hợp quốc. Ảnh: Wiki

Đại dương không chỉ quan trọng đối với ngành du lịch biển và ngư dân. Chúng ta cũng cần nó để tạo ra năng lượng sóng và thủy triều bền vững, cũng như để sản xuất hàng hóa và thậm chí cả thuốc men.

Ví dụ, một số tác nhân được sử dụng để chống lại bệnh bạch cầu có nguồn gốc từ một loại bọt biển nước nông có tên là Tectitethya crypta, có thể được tìm thấy ở vùng biển Caribe. Chất độc của ốc biển ăn cá Conus magus đang được sử dụng để phát triển một loại thuốc giảm đau hiệu quả v.v.

Hơn một nửa lượng oxy trong bầu khí quyển của chúng ta được tạo ra bởi các sinh vật trong đại dương. Đồng thời, các đại dương lưu trữ lượng carbon dioxide (CO2) gấp 50 lần so với những gì hiện có trong bầu khí quyển của chúng ta. Đại dương càng ấm lên thì lượng CO2 có thể lưu trữ càng ít. Đó là một vòng luẩn quẩn: Càng ấm lên, các đại dương càng ít có khả năng bảo vệ hành tinh khỏi các sự kiện thời tiết cực đoan hơn.

Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại, các nhà khoa học tin rằng nhiều loài động vật có vỏ như trai và ốc sẽ không thể tồn tại. Đó là do quá trình axit hóa đại dương: Nếu hàm lượng CO2 trong nước biển tăng lên thì độ PH trong nước sẽ thay đổi. Độ axit ngày càng tăng cản trở việc tạo ra lớp vỏ phấn của những động vật giáp xác. Điều này làm mất cân bằng toàn bộ sinh quyển và do đó có thể đe dọa các ngành kinh tế biển.

Nhiệt độ tăng trong bầu khí quyển - do đốt than, dầu và khí đốt - cũng làm thay đổi các dòng hải lưu khi nước ấm hơn. Điều này có thể đồng nghĩa với cái chết đối với nhiều sinh vật biển, chẳng hạn như các rạn san hô. Những khu rừng của đại dương này sống cộng sinh với các loại tảo. Sự nóng lên của nước có thể dẫn đến cái chết của tảo biển, điều đó có nghĩa là nhiều căng thẳng hơn đối với san hô, khiến nhiều loài mất màu, một hiện tượng được gọi là tẩy trắng và hủy diệt san hô.

Liệu hiệp ước có thể bảo vệ được đại dương?

Nếu không có gì thay đổi, một nửa số cư dân biển sẽ bị đe dọa nghiêm trọng vào cuối thế kỷ này, theo ước tính của UNESCO. Điều này không nhất thiết có nghĩa là chúng ta không thể sử dụng đại dương nữa. Mà chúng ta phải sử dụng nó theo cách không gây hại cho nó, hoặc ở mức độ mà nó có thể tự tái tạo.

Việc thiếu bảo vệ các vùng biển quốc tế cũng sẽ góp phần khiến Trái đất ấm lên và băng tan nhanh hơn. Ảnh: LHQ

Ví dụ, 10 triệu tấn cá bị lãng phí mỗi năm do các hoạt động đánh bắt và chế biến thiếu hiệu quả. Chất thải này hoàn toàn có thể được ngăn chặn và trực tiếp giảm áp lực lên các đại dương của chúng ta.

Một ví dụ khác là nước thải. Khoảng 80% nước thải toàn cầu hiện đang được chuyển vào các đại dương mà không được lọc. Ở những quốc gia nghèo nhất thế giới, con số này lên tới gần 95%. Nước thải này gây ô nhiễm, nhiễm bẩn và phá hủy các đại dương và vùng ven biển. Xây dựng hệ thống nước thải bền vững, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, sẽ bảo vệ hệ sinh thái đại dương và góp phần cung cấp nước uống tốt hơn ở nhiều nơi.

Theo Liên hợp quốc, các hiệp ước quốc tế là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự tàn phá của các đại dương. Nhiều hiệp ước bảo vệ các vùng nước ven biển đã được ký kết trong những năm gần đây. Một số đã có tác động tích cực đến môi trường, song thực tế nhiều mục tiêu chưa đạt được.

Vấn đề nằm ở chỗ không phải các quốc gia nào cũng sẵn sàng ký kết, một phần bởi không có đủ nguồn lực để thực hiện các cam kết. Do đó, những hiệp ước lớn và mang tính lịch sử như hiệp ước bảo vệ biển khơi vừa được thông qua cần sự chung tay và sự hỗ trợ lẫn nhau của cộng động quốc tế, để nó có thể thực sự bảo vệ được đại dương!

Đọc thêm

Xem thêm