Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:20 23/04/2023

Báo cáo khí hậu Liên hợp quốc: 8 năm qua 'nóng nhất trong lịch sử'

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, khí hậu năm 2022 thực sự tồi tệ khi Trái đất tiếp tục ấm lên, khiến cho 8 năm qua trở thành giai đoạn "nóng nhất trong lịch sử".

Báo cáo do tổ chức khí hậu của Liên hợp quốc công bố cho biết những năm từ 2015 - 2022 là những năm nóng nhất được ghi nhận. Đợt nắng nóng tấn công châu Âu vào mùa hè năm ngoái đã khiến hơn 15.000 người thiệt mạng.

Thế giới tiếp tục trải qua một năm nắng nóng kỷ lục. Ảnh: AP

Vào năm 2021, nồng độ khí nhà kính đạt đỉnh điểm. Nồng độ carbon dioxide (CO2) ở mức 415,7 phần triệu trên toàn cầu, bằng 149% so với mức trước công nghiệp. Trong khi đó, khí mê-tan ở mức 262% và oxit nitơ ở mức 124%.

WMO cho biết khoảng 58% bề mặt đại dương đã trải qua sóng nhiệt biển. Biến đổi khí hậu đang tăng tốc, báo cáo lớn của Liên hợp quốc cảnh báo. "Khoảng 90% năng lượng bị giữ lại trong hệ thống khí hậu do khí nhà kính đi vào đại dương, phần nào hấp thụ giúp ngăn nhiệt độ cao hơn nhưng lại gây rủi ro cho hệ sinh thái biển", bản tóm tắt của báo cáo viết.

Lý do vì việc hấp thụ nhiệt của đại dương khiến các sông băng trên thế giới tan chảy với tốc độ chóng mặt vào năm ngoái, với mực nước biển toàn cầu tăng gấp đôi so với hai thập kỷ trước.

Năm ngoái chưa hẳn phải là năm nóng nhất được ghi nhận, song xếp thứ 5 hoặc thứ 6 nóng nhất tùy thuộc vào kỹ thuật đo lường. Song chắc chắn, 8 năm qua là 8 năm nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu. 

Vương quốc Anh, Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Luxembourg, Ý, Đức, Thụy Sĩ và New Zealand đã có những năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Lưu ý, nhiệt độ toàn cầu và các điều kiện thời tiết khác bắt đầu được ghi chép từ năm 1850.

“Năm 2022, hạn hán liên tục ở Đông Phi, lượng mưa kỷ lục ở Pakistan và các đợt nắng nóng kỷ lục ở Trung Quốc và châu Âu đã ảnh hưởng đến hàng chục triệu người, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực, thúc đẩy di cư hàng loạt, gây thiệt hại và thiệt hại hàng tỷ đô la”, Tổng thư ký WMO, Petteri Taalas, cho biết.

Báo cáo dài 55 trang cho biết đợt nắng nóng ở Trung Quốc là dài nhất và rộng nhất trong kỷ lục của quốc gia này với mùa hè không chỉ nóng kỷ lục mà còn phá vỡ kỷ lục cũ tới hơn 0,5 độ C.

Báo cáo cho biết, hạn hán ở châu Phi đã khiến hơn 1,7 triệu người ở Somalia và Ethiopia phải di cư, trong khi trận lũ lụt tàn khốc ở Pakistan - có thời điểm khiến 1/3 quốc gia chìm trong nước - khiến khoảng 8 triệu người phải sơ tán.

Ông Taalas dự báo các kiểu thời tiết cực đoan sẽ tiếp tục kéo dài đến những năm 2060, ngay cả khi đã thực hiện thành công các bước giảm thiểu, do những thiệt hại đã xảy ra. Tuy nhiên, ông ấy nói rằng với đủ nỗ lực, mọi chuyện có thể trở nên tốt đẹp hơn sau đó.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm