Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:30 06/03/2023

Liên hợp quốc cuối cùng đã đạt thỏa thuận bảo vệ đại dương

Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cuối cùng đã đồng ý vào cuối ngày thứ Bảy (4/3), sau nhiều năm đàm phán, cho một văn bản về hiệp ước quốc tế đầu tiên để bảo vệ đại dương - một kho báu quan trọng bao phủ gần một nửa hành tinh nhưng vô cùng mong manh.

"Con tàu đã cập bến", chủ tịch hội nghị Rena Lee tuyên bố tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York ngay trước 9h30 tối thứ Bảy giờ địa phương, trước sự hoan nghênh của các đại biểu. Như vậy, sau hơn 15 năm thảo luận, bao gồm 4 năm đàm phán chính thức, hiệp ước đã được thống nhất.

Hội nghị liên chính phủ (IGC) về đa dạng sinh học ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) chúc mừng Chủ tịch Rena Lee, đến từ Singapore, về việc ký kết thành công hiệp ước bảo vệ đại dương BBNJ. Ảnh: CNA

Hiệp ước được coi là cần thiết để bảo tồn 30% đất đai và đại dương của thế giới vào năm 2030, như đã được các chính phủ trên thế giới đồng ý trong một hiệp định lịch sử được ký kết tại Montreal vào tháng 12/2022.

Từ ngữ chính xác của văn bản không được công bố ngay lập tức nhưng các nhà hoạt động ca ngợi đây là thời điểm đột phá để bảo vệ đa dạng sinh học. "Đây là một ngày lịch sử để bảo tồn và là dấu hiệu cho thấy trong một thế giới bị chia rẽ, bảo vệ thiên nhiên và con người có thể chiến thắng địa chính trị", Laura Meller của tổ chức Hòa bình Xanh cho biết.

Tại trụ sở Liên hợp quốc, bà Lee, Chủ tịch Hội nghị và cũng là Đại sứ từ Singapore, đã cảm ơn các đại biểu đã có mặt trong hội trường suốt 48 giờ và làm việc suốt đêm. “Thành công cũng là của các bạn”, bà nói trước sự cổ vũ và hoan nghênh nhiệt liệt.

Đại dương bắt đầu từ biên giới của các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia, kéo dài tới 370 km tính từ đường bờ biển. Do đó, theo các công ước của Liên hợp Quốc, chúng không thuộc thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào.

Mặc dù biển cả bao gồm hơn 60% các đại dương trên thế giới và gần một nửa bề mặt của hành tinh, nhưng chúng từ lâu đã thu hút ít sự chú ý hơn nhiều so với các vùng nước ven biển.

Các hệ sinh thái đại dương tạo ra một nửa lượng oxy mà con người hít thở và hạn chế sự nóng lên toàn cầu bằng cách hấp thụ phần lớn khí carbon dioxide do các hoạt động của con người thải ra.

Nhưng chúng đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm và đánh bắt quá mức. Hiện chỉ có khoảng 1% vùng biển quốc tế được bảo vệ. Nhưng khi hiệp ước mới có hiệu lực, nó sẽ cho phép thành lập các khu bảo tồn biển ở các vùng biển quốc tế này.

Toàn hội nghị đứng lên vỗ tay sau khi hiệp ước bảo vệ đại dương BBNJ được thống nhất. Ảnh: CNA

Liz Karan từ The Pew Charitable Trusts cho biết: “Các khu bảo tồn biển ở biển khơi có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng khả năng phục hồi trước tác động của biến đổi khí hậu”.

Hiệp ước cũng sẽ bắt buộc các quốc gia tiến hành đánh giá tác động môi trường của các hoạt động được đề xuất trên đại dương.

Các nước đang phát triển, không có điều kiện để chi trả cho nghiên cứu tốn kém, đã đấu tranh để không bị loại trừ khỏi vận may từ việc thương mại hóa các nguồn tài nguyên tiềm năng được phát hiện trong vùng biển quốc tế.

Các nhà quan sát lưu ý, giống như tại các diễn đàn quốc tế khác, đặc biệt là các cuộc đàm phán về khí hậu, cuộc tranh luận cuối cùng đã trở thành câu hỏi đảm bảo sự công bằng giữa các nước nghèo hơn và các nước giàu hơn.

Trong một động thái được coi là nỗ lực xây dựng lòng tin giữa các nước giàu và nước nghèo, Liên minh châu Âu đã cam kết hỗ trợ 40 triệu euro tại New York để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phê chuẩn hiệp ước và triển khai sớm hiệp ước.

EU cũng đã công bố 860 triệu đô la Mỹ cho nghiên cứu, giám sát và bảo tồn các đại dương vào năm 2023 tại hội nghị Đại dương của Chúng ta kết thúc vào thứ Sáu ở Panama. Panama cho biết tổng cộng 19 tỷ USD đã được các nước cam kết.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm