Thị trường hàng hóa
Thiên thể được đặt tên là LHS 475 b và nằm bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta, có kích thước gần như chính xác bằng Trái Đất. Dữ liệu trước đây được thu thập bởi Vệ tinh Khảo sát của NASA (TESS), đã gợi ý rằng hành tinh này có thể tồn tại.
Một nhóm các nhà nghiên cứu, đứng đầu là nhà thiên văn học Kevin Stevenson và đồng nghiệp Tiến sĩ Jacob Lustig-Yaeger tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins ở Laurel, Maryland, đã quan sát mục tiêu bằng cách sử dụng kính Webb.
“Không nghi ngờ gì về việc hành tinh này ở đó", Lustig-Yaeger cho biết trong một tuyên bố rằng dữ liệu nguyên sơ của Webb đã xác nhận điều đó. Phát hiện về hành tinh này đã được công bố vào thứ Tư tại cuộc họp lần thứ 241 của Hiệp hội Thiên văn Mỹ ở Seattle.
Webb là kính viễn vọng duy nhất có khả năng mô tả bầu khí quyển của các ngoại hành tinh có kích thước bằng Trái Đất. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Webb để phân tích hành tinh qua nhiều bước sóng ánh sáng để xem liệu nó có bầu khí quyển hay không. Hiện tại, nhóm nghiên cứu chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào, nhưng độ nhạy của kính thiên văn đã xác định được một loạt các phân tử.
Các nhà thiên văn học sẽ có một cơ hội khác để quan sát hành tinh này một lần nữa trong mùa hè và tiến hành phân tích tiếp theo về sự hiện diện tiềm năng của một bầu khí quyển.
Các phát hiện của Webb cũng tiết lộ rằng hành tinh này ấm hơn vài trăm độ so với hành tinh của chúng ta. Nếu các nhà nghiên cứu phát hiện bất kỳ đám mây nào trên LHS 475 b, thì nó có thể giống Sao Kim - hành tinh được coi là song sinh của Trái Đất nhưng nóng hơn do bầu khí quyển đậm đặc carbon dioxide (CO2).
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm