Thị trường hàng hóa
Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này đã tăng với tỷ lệ hàng năm là 2,7% trong quý IV, được điều chỉnh theo tính thời vụ và lạm phát. Con số này giảm so với ước tính tăng trưởng 2,9% trước đó và chậm hơn so với mức tăng trưởng 3,2% của quý III/2022, theo WSJ.
Bước sang năm nay, các nhà kinh tế đã dự đoán nền kinh tế xứ cờ hoa sẽ hạ nhiệt, nhưng dữ liệu gần đây cho thấy thị trường lao động mạnh mẽ và chi tiêu của người tiêu dùng được cải thiện.
Đồng thời, yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của người lao động bị sa thải đã giảm xuống vào tuần trước. Kể từ tháng trước, hoạt động tuyển dụng đã tăng tốc và số người mất việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong 53 năm.
Ngoài ra, trong tháng 1/2023, doanh số bán lẻ đã tăng 3%, đảo ngược hai tháng giảm liên tiếp. Hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, đã tăng lên trong tháng 2/2023, theo khảo sát của các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ được công bố hôm thứ Ba (28/2).
Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng của KPMG nhận định: “Kinh tế Mỹ vẫn đang sôi sục, đó là thách thức lớn đối với Fed, họ muốn thấy một nền kinh tế ấm áp và thoải mái hơn là khô héo”. Fed đặt mục tiêu tỷ lệ lạm phát 2%.
Các nhà kinh tế được The Wall Street Journal khảo sát ước tính rằng giá cơ bản (loại trừ giá thực phẩm và năng lượng) đã tăng mạnh 0,5% trong tháng 1 so với một tháng trước đó.
Trong năm nay, các quan chức Fed dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong nỗ lực “ghìm cương” lạm phát.
Trước đó, cơ quan này đã tăng lãi suất để chống lại lạm phát bằng cách làm chững lại tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thông qua các chính sách thắt chặt tài chính khiến chi phí đi vay tăng cao, giá cổ phiếu thấp và đồng đô la mạnh hơn để hạn chế nhu cầu.
Oren Klachkin, nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ tại Oxford Economics, nhận định việc tăng lãi suất sẽ đẩy nền kinh tế nước này vào suy thoái trong năm 2023, nhưng sẽ nhẹ so với các cuộc suy thoái trước đó.
Tuần trước, công ty dự báo S&P Global Market Intelligence ước tính GDP của Mỹ sẽ giảm ở mức 0,7% trong ba tháng đầu năm 2023.
Khi tăng lãi suất, chắc chắn tăng trưởng sẽ chậm lại. Nếu như lạm phát vẫn chưa thể hạ nhiệt, doanh nghiệp sẽ bị siết chặt lợi nhuận, đó là điều đang xảy ra.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York (Mỹ) tuần trước tuyên bố số dư nợ tăng mạnh nhất trong 20 năm trong quý IV, do số dư thế chấp và thẻ tín dụng tăng. Tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên sau hai năm trong thời kỳ đại dịch.
Quý trước, lượng hàng tồn kho tích tụ đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận thấy việc tích trữ hàng tồn kho sẽ giảm vào đầu năm nay, điều này sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế chung yếu hơn.
Báo cáo GDP cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng đang chiếm hơn 2/3 tổng sản lượng kinh tế, tăng với tốc độ 1,4% hàng năm trong quý IV. Người Mỹ đã ngừng mua hàng hóa lâu bền, chẳng hạn như xe cộ và thiết bị gia dụng vào cuối năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, họ đổ nhiều tiền để mua thực phẩm và hạn chế mua đồ điện tử, may mặc và sửa sang nhà cửa do lạm phát và tâm lý “thắt lưng buộc bụng” với nhiều hàng hóa, hai trong số các nhà bán lẻ lớn nhất của xứ cờ hoa Walmart Inc. và Home Depot Inc., đã báo cáo trong tuần này.
Trong quý IV, hoạt động đầu tư kinh doanh hạ nhiệt, đầu tư cố định phi dân cư tăng với tỷ lệ hàng năm là 3,3%, kéo theo đầu tư thấp hơn vào thiết bị kinh doanh.
Đồng đô la mạnh và tăng trưởng yếu ở nước ngoài đã ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các sản phẩm do Mỹ sản xuất và xuất khẩu giảm với tốc độ hàng năm là 1,6%.
Lĩnh vực nhà ở là một trở ngại cho tăng trưởng khi đầu tư nhà ở giảm với tốc độ 25,9% hàng năm trong quý IV, với nhu cầu thế chấp giảm do chi phí vay cao hơn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm