Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:25 17/03/2023

Kinh tế Mỹ “hạ nhiệt” sau vụ sụp đổ ngân hàng lịch sử

Ngoài doanh số bán lẻ giảm và áp lực giảm giá trong tháng 2, tình trạng bất ổn tài chính lan rộng ở Phố Wall đặt ra câu hỏi liệu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có tiếp tục tăng lãi suất hay không.

Theo các báo cáo, nền kinh tế Mỹ thể hiện “sức bật” đáng ngạc nhiên vào đầu năm 2023. Trong 2 tháng đầu năm, có hơn 800.000 người có việc làm, lạm phát tiêu dùng đạt 6% trong tháng 2, cao hơn nhiều so với mục tiêu tăng giá hàng năm của Fed là 2%.

Người tiêu dùng Mỹ đang thắt chặt chi tiêu sau một năm khởi đầu chóng vánh. Ảnh: Getty/WSJ.

Căng thẳng bao trùm khắp nơi

Doanh số bán lẻ, được điều chỉnh theo mùa chứ không phải lạm phát, đã biến động gần đây. Tháng Giêng là thời điểm các cửa hàng bán lẻ “buôn may bán đắt nhất” tuy nhiên đã giảm dần vào tháng 2. Trong năm qua, doanh số bán lẻ đã tăng 5,4%.

Trong những ngày gần đây, trọng tâm của Ngân hàng Trung ương Mỹ đã dồn về những căng thẳng trong hệ thống tài chính, bao gồm cả sự sụt giảm thanh khoản. Kho bạc cũng trở nên điêu đứng sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon.

Theo WSJ, các quan chức Fed sẽ họp vào ngày 21-22/3. Trong năm qua, ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất thêm 4,5 điểm phần trăm, đây là mức tăng nhanh nhất kể từ đầu những năm 1980 trong nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế và “ghìm cương” lạm phát.

“Tại thời điểm này, tôi cho rằng quyết định của Fed vào tuần tới sẽ chủ yếu xoay quanh giải pháp cứu chữa phần còn lại trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tài chính,” Stephen Stanley, Giám đốc Ngân hàng Hoa Kỳ chia sẻ.

Vào hôm thứ Tư (15/3), thị trường tài chính đã trượt dốc khi những rắc rối của các ngân hàng Mỹ lan rộng. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm 280,83 điểm, tương đương 0,87%.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc ở Mỹ lao dốc và cổ phiếu của Credit Suisse Group AG giảm hơn 25% ở châu Âu. Các nhà đầu tư vào thị trường kỳ hạn lãi suất nhận thấy nhiều khả năng Fed sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo.

Chủ tịch Fed Jerome Powell lại đứng trước những lựa chọn khó khăn khi lạm phát tháng 1/2023 của Mỹ không như kỳ vọng. Nguồn: Bloomberg.

Hôm 15/3, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố rằng chi tiêu tại các cửa hàng, trực tuyến và tại nhà hàng đã giảm 0,4% được điều chỉnh theo mùa trong tháng Hai, sau khi tăng 3,2% trong tháng Giêng.

Ngoài ra, Bộ Lao động nước này cho biết chỉ số giá sản xuất, phản ánh chung các điều kiện cung ứng trên toàn nền kinh tế, đã giảm 0,1% trong tháng 2 so với tháng trước. Trên cơ sở 12 tháng, giá sản xuất đã tăng 4,6% trong tháng 2, chậm lại so với mức tăng 5,7% đã được điều chỉnh giảm của tháng 1.

Tâm lý thắt chặt chi tiêu

Vào tháng Hai, người tiêu dùng Mỹ đã chi kha khá tiền cho các nhà hàng và cửa hàng bách hóa. Ngược lại, nguồn tiền đổ vào các mặt hàng nhạy cảm với lãi suất như xe cộ và nội thất giảm. Tuy nhiên, không bao gồm doanh số bán ôtô vì đây là loại hàng hóa thường xuyên biến động, tổng số giao dịch mua bán lẻ đã giảm 0,1% trong tháng Hai.

Trong khi đó, lãi suất tăng cao đang có dấu hiệu đè nặng lên các bộ phận khác của nền kinh tế. Các đơn đặt hàng máy móc, thiết bị gia dụng và các hàng hóa sản xuất khác đã giảm bớt và doanh số bán nhà đã giảm trong 12 tháng liên tiếp.

Tháng trước, doanh số bán hàng tại các trạm xăng đã giảm khi giá nhiên liệu giảm xuống còn 3,34 đôla/gallon trong tuần cuối cùng của tháng 2, từ 3,49 đô la trong tuần cuối cùng của tháng 1.

Lạm phát khiến nhiều người Mỹ thay đổi thói quen chi tiêu. Ảnh: Internet.

Ngoài ra, hoạt động mua các mặt hàng thiết yếu tại các cửa hàng tạp hóa và hiệu thuốc đã tăng trong tháng Hai.

Sau khi điều chỉnh tăng chi tiêu trong tháng 1 và mức giảm khiêm tốn duy nhất của tháng 2, S&P Global Market Intelligence đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ quý I/2023 lên 0,2% hàng năm.

Trong khi đó, nhiều người dự đoán mức tăng trưởng trong tiêu dùng sẽ đạt 1,4% cho cả năm. Con số này sẽ nhích hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng của năm 2022, nhưng thấp hơn tốc độ được ghi nhận trong vài năm trước khi đại dịch xảy ra.

Phần lớn các giám đốc điều hành hàng đầu Mỹ dự báo rằng doanh số bán hàng sẽ giảm trong sáu tháng tới so với cuộc khảo sát của quý trước. Cuộc khảo sát mới nhất đã kết thúc vào ngày 8/3, trước khi Ngân hàng Thung lũng Silicon sụp đổ.

Cùng quan điểm, các nhà kinh tế tại Morgan Stanley dự đoán doanh số bán lẻ sẽ suy yếu trong những tháng tới. Họ lưu ý rằng chương trình phiếu thực phẩm trong thời kỳ đại dịch gần đây đã hết hạn, vì “thị trường lao động tiếp tục nguội lạnh và các hộ gia đình đang dần dà “thắt lưng buộc bụng hơn”, dành nguồn tiền cho các khoản dự trù”.

Jerry Dawson, 72 tuổi, ở Hernando, Fla.(Mỹ) giãi bày: “Tôi đang cố gắng tối ưu hóa chi tiêu hàng ngày”. Ngoài ra, người đàn ông 72 tuổi này chia sẻ chỉ chi tiền cho những thứ thiết yếu như thay lốp mới cho ôtô của vợ và một chiếc điện thoại thông minh mới để thay thế cho chiếc bị hỏng.

“Tôi nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ có lẽ đang tồi tệ hơn nhiều so với mọi người tưởng tượng,” Dawson nói. Tuy nhiên, ông rất hoan nghênh việc giảm chi phí đối với một số mặt hàng đã tăng giá mạnh kể từ khi xảy ra đại dịch, chẳng hạn như bánh pizza đông lạnh tại cửa hàng tạp hóa.

Trong năm nay, nhiều nhà bán lẻ đã đưa ra quan điểm thận trọng trong các báo cáo thu nhập gần đây, dự đoán áp lực lạm phát lên người tiêu dùng sẽ khiến họ tiếp tục chi tiêu khó lường.

Do tình trạng hàng tồn kho và nhu cầu may mặc “yếu ớt, các cửa hàng bách hóa và nhà bán lẻ hàng may mặc đã báo cáo số liệu kinh doanh kém tích cực hơn năm ngoái.

Thực phẩm là mặt hàng được người Mỹ chi "mạnh tay" nhất. Ảnh Minh họa.

Macy's Inc. Giám đốc điều hành Jeff Gennette cho biết doanh số bán hàng có thể giảm tới 3% trong năm 2023 và sẽ không thể tăng trở lại cho đến năm 2024 do người tiêu dùng ở mọi mức thu nhập vẫn chịu áp lực.

Ở chiều ngược lại, các nhà bán lẻ kinh doanh thực phẩm đã và đang hoạt động tốt hơn. Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ theo doanh thu cho rằng họ mong đợi doanh số bán hàng tương đương sẽ tăng từ 2% đến 2,5% cho cả năm, không bao gồm doanh số bán nhiên liệu.

Giám đốc điều hành Walmart Doug McMillon chia sẻ: “Khách hàng vẫn đang tiêu tiền, nhưng tình hình đến nửa cuối năm vẫn đang khó lường trước”.

Đọc thêm

Xem thêm