Thị trường hàng hóa
Theo ấn bản mới nhất của IEA có tựa đề World Energy Outlook (Tổng quan năng lượng thế giới 2022), cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu bắt nguồn tại Ukraine đã tạo ra những thay đổi sâu sắc, lâu dài, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng bền vững và an toàn hơn.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đã gây ra cú sốc bao trùm, phức tạp chưa từng có. Những chấn động lớn nhất đã được ghi nhận trên thị trường khí đốt tự nhiên, than đá và điện, cùng sự xáo trộn đáng kể trên thị trường dầu mỏ, nên đòi hỏi các nước thành viên IEA phải “mở cửa” hai kho dự trữ dầu với quy mô lớn để tránh gián đoạn và tình hình nghiêm trọng hơn. Với những lo ngại về địa chính trị và kinh tế, thị trường năng lượng dễ bị tổn thương, nên cuộc khủng hoảng là một lời nhắc nhở về sự mong manh và không bền vững của hệ thống năng lượng toàn cầu hiện nay.
Phân tích của WEO cho thấy, có rất ít bằng chứng cho thấy, các chính sách khí hậu và các cam kết trung hòa carbon hay Net Zero làm tăng giá năng lượng. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, mặc dù vẫn chưa đủ, nhưng tỷ trọng năng lượng tái tạo thậm chí còn làm cho giá điện giảm. Những ngôi nhà hiệu quả hơn và nhiệt điện hóa đã cung cấp một vùng đệm quan trọng cho không ít người tiêu dùng, bởi đơn giản tiền chi cho năng lượng là gánh nặng lớn nhất của các hộ gia đình nghèo, bất luận sống ở đâu.
Bên cạnh các biện pháp ngắn hạn để bảo vệ người tiêu dùng khỏi tác động của cuộc khủng hoảng, nhiều chính phủ đang thực hiện các bước đi dài kỳ. Một số quốc gia đang tìm cách tăng hoặc đa dạng hóa nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy nhanh công cuộc cải tổ cơ cấu. Các sự kiện đáng chú ý nhất, gồm: Đạo luật Giảm lạm phát của Hoa Kỳ, Gói phù hợp 55 của EU (EU’s Fit for 55 package) và REPowerEU, chương trình Chuyển đổi xanh (GX) của Nhật Bản, trong khi mục tiêu của Hàn Quốc là tăng tỷ lệ hạt nhân và năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng của mình, các mục tiêu năng lượng sạch đầy tham vọng của Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong Kịch bản chính sách quốc gia (SPS) của WEO, dựa trên các thiết lập chính sách mới nhất trên toàn cầu, các biện pháp này giúp thúc đẩy đầu tư năng lượng sạch toàn cầu lên hơn 2.000 tỷ USD/năm đến năm 2030, tăng hơn 50% so với hiện nay. Khi các thị trường tái cân bằng theo kịch bản nói trên, thì xu hướng tăng giá cho than từ cuộc khủng hoảng ngày nay chỉ là tạm thời, vì năng lượng tái tạo được hỗ trợ bởi năng lượng hạt nhân cho thấy mức tăng rất bền vững. Do đó, mức phát thải toàn cầu sẽ đạt được từ năm 2025. Chưa hết, các thị trường năng lượng quốc tế sẽ tái định hướng một cách hiệu quả hơn vào những năm 2020, nhất là khi xuất hiện sự đứt gãy của dòng chảy Nga-Âu.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: “Các chính sách và thị trường năng lượng đã thay đổi sau khi diễn ra xung đột Nga- Ukraine, không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn trong nhiều thập kỷ tới. Ngay đối với các chính sách hiện tại, thế giới năng lượng đang thay đổi đáng kể từng ngày. Các phản ứng của chính phủ trên khắp thế giới hứa hẹn sẽ biến ‘nguy thành cơ’, hướng tới một hệ thống năng lượng sạch hơn, giá hợp lý hơn và an toàn hơn ”.
Lần đầu tiên, kịch bản WEO dựa trên các thiết lập chính sách phổ biến hiện có, trong trường hợp này, SPS đề cập tới nhu cầu toàn cầu đối với nhiên liệu hóa thạch khi nó đạt đỉnh. Theo đó, việc sử dụng than sẽ giảm trở lại trong vòng vài năm tới, nhu cầu khí đốt tự nhiên đạt mức ổn định vào cuối thập kỷ và doanh số bán xe điện (EV) tăng, đồng nghĩa là nhu cầu dầu mỏ sẽ chững lại vào giữa những năm 2030 trước khi giảm nhẹ vào giữa thế kỷ. Như vậy, tổng nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm đều đặn từ giữa những năm 2020 đến năm 2050, với mức trung bình hàng năm gần tương đương với sản lượng cả đời của một mỏ dầu lớn. Sự sụt giảm nhanh hơn và rõ ràng hơn sẽ được đề cập sâu hơn trong các kịch bản hướng vào khí hậu sắp công bố của WEO.
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu đã tăng cùng với GDP, kể từ khi cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỷ 18 đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lịch sử năng lượng. Tỷ trọng của nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu như nêu trong kịch bản SPS giảm từ 80% xuống chỉ còn trên 60% vào năm 2050. Lượng khí thải CO2 toàn cầu sẽ giảm chậm từ mức cao 37 tỷ tấn mỗi năm xuống còn 32 tỷ tấn vào năm 2050. Kết quả, nó có thể làm tăng nhiệt độ toàn cầu trung bình lên 2,5°C. Tuy nhiên, tính đến năm 2100, đủ xa để tránh các tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nên vẫn còn một khoảng cách lớn giữa cam kết với mục tiêu kìm chân gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng dưới 1,5°C.
Tốc độ tăng trưởng điện mặt trời, gió, xe điện và pin hiện tại, nếu được duy trì sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi năng lượng, nhanh hơn nhiều so với dự kiến trong kịch bản SPS. Chuỗi cung ứng cho một số công nghệ chính, bao gồm: Pin, điện mặt trời và chất điện phân… đang mở rộng với tốc độ hỗ trợ tham vọng toàn cầu lớn hơn. Nếu tất cả các kế hoạch mở rộng sản xuất như công bố và được thực hiện tốt, thì công suất sản xuất sẽ vượt mức triển khai như nêu trong SPS vào năm 2030 tới 75%...
Theo WEO, các chính sách mạnh mẽ hơn sẽ là yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự gia tăng lớn đầu tư vào năng lượng, nhằm giảm thiểu rủi ro về giá cả tăng đột biến và biến động trong tương lai. Đầu tư thấp hơn do giá thấp hơn trong giai đoạn 2015-2020 khiến ngành năng lượng dễ bị tổn thương trước sự gián đoạn mà chúng ta đã từng thấy vào năm qua.
Trong khi đầu tư vào năng lượng sạch tăng trên 2.000 tỷ USD vào năm 2030, theo theo SPS sẽ cần tăng lên 4.000 tỷ USD vào năm 2050. Điều này cho thấy, việc thu hút đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng là rất quan trọng.
Đối với những người tiêu dùng khí đốt, mùa đông Bắc bán cầu sắp tới sẽ là thời khắc nguy hiểm và là thời điểm thử thách cho sự đoàn kết của EU. Mùa đông năm 2023-24 có thể còn khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên về dài hạn, một trong những tác động của các hành động gần đây của Nga là thời đại nhu cầu khí đốt tăng trưởng nhanh chóng sắp kết thúc.
Trong kịch bản SPS cho thấy, mức sử dụng khí đốt cao nhất, nhu cầu toàn cầu tăng dưới 5% từ năm 2021 đến năm 2030 và sau đó giữ nguyên cho đến năm 2050. Động lực đi sau khí đốt ở các nền kinh tế đang phát triển đã chậm lại, đặc biệt là ở Nam và Đông Nam Á, nơi khí đốt được coi là loại nhiên liệu chuyển tiếp.
Trong bối cảnh nhiều thay đổi lớn đang diễn ra, một mô hình an ninh năng lượng mới là cần thiết để đảm bảo độ tin cậy và khả năng chi trả trong khi giảm lượng khí thải. Đó là lý do tại sao WEO năm nay đưa ra 10 nguyên tắc có thể giúp hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách vượt qua giai đoạn khi giảm nhiên liệu hóa thạch và mở rộng hệ thống năng lượng sạch cùng diễn ra và tồn tại, vì cả hai hệ thống đều phải hoạt động tốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng để cung cấp các dịch vụ năng lượng cần thiết cho tiêu dùng.
“Khi cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu, cần phải tránh những lỗ hổng mới phát sinh từ giá của những khoáng sản quan trọng tăng, cũng như những biến động từ chuỗi cung ứng năng lượng sạch”, báo cáo WEO nhấn mạnh./.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm