Thị trường hàng hóa
Tại thị trường trong nước, giá gas hôm nay vẫn ổn định. Từ ngày 1/10, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước tiếp tục giảm 18.000 đồng mỗi bình gas loại 12 kg, loại 45 kg giảm 67.500 đồng/bình, tùy thương hiệu.
Cụ thể, Công ty Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, giá bán gas Saigon Petro giảm 18.500 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 405.000 đồng bình 12kg.
Tương tự, giá gas City Petro cũng giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 75.000 đồng/bình 50kg từ ngày 1/10. Giá gas bán lẻ của thương hiệu này đến tay người tiêu dùng không vượt quá 426.500 đồng/bình 12 kg và 1.776.500 đồng/bình 50 kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn cũng cho biết trong tháng 10 giá gas điều chỉnh giảm 18.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP. Hồ Chí Minh là 411.000 đồng/bình 12kg.
Do giá khí đốt thế giới hạ nhiệt nên các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm. Giá gas thế giới bình quân tháng 10/2022 chốt hợp đồng ở mức 575USD/tấn, giảm 65 USD/tấn so với tháng 9.
Tình hình trên thế giới, có thông tin Nga đã báo cáo thiệt hại đối với 4 đường ống trên hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream nối với châu Âu, làm tăng lo ngại về nguồn cung.
Khí đốt của Nga hiện chiếm khoảng 10% lượng nhập khẩu của Ý, giảm từ khoảng 40%, trong khi thị phần từ Algeria và Bắc Âu đã tăng lên.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, nhập khẩu LNG của châu Âu sẽ tăng hơn 60 tỷ mét khối (bcm) trong năm nay, hoặc hơn gấp đôi so với lượng bổ sung năng lực xuất khẩu LNG toàn cầu.
Điều này có nghĩa là nhập khẩu LNG của châu Á có thể ở mức thấp hơn năm ngoái trong những tháng còn lại của năm 2022, do giá khí đốt cao ở châu Âu, kéo theo nhiều hàng hóa hơn.
IEA dự kiến, thị trường khí đốt toàn cầu sẽ tiếp tục thắt chặt trong năm tới, do nguồn cung khí đốt từ Nga giảm và nhu cầu khí đốt ở châu Âu suy yếu do giá cao và các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Tuy nhiên, chuyên gia Tagliapietra của Bruegel cho rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu sẽ còn kéo dài. Việc tích trữ khí đốt trong năm 2023 sẽ khó hơn năm nay, xét tới việc dự trữ của năm nay được xây dựng chủ yếu nhờ vào nhập khẩu khí đốt Nga, mà trong năm tới, nguồn này có thể bị cắt hoàn toàn.
Tại châu Âu, tiêu thụ khí đốt đã giảm 10% trong tám tháng kể từ đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2021, do lĩnh vực công nghiệp giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt khi các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng bới chi phí sản xuất tăng cao.
Một số công ty điện sống dựa vào khí đốt tự nhiên ở phía Đông Bắc Mỹ cũng cảnh báo người tiêu dùng, hóa đơn tiền điện có thể tăng 60% trong mùa đông này.
Việc loại bỏ lệnh cấm xuất khẩu khí đốt tự nhiên vẫn có ý nghĩa, các nhà kinh tế cho rằng, do EU ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu của Mỹ.
Trong bối cảnh sản lượng tăng và nhu cầu nhiên liệu tăng nhẹ, NatGasWeather cho biết, nguồn cung dự kiến sẽ tăng hơn 600 Bcf trong khoảng thời gian 6 tuần tới.
Bảng giá gas bán lẻ trong nước tháng 10/2022
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm