Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:00 24/08/2022

Dự báo về kỷ nguyên năng lượng sạch

Kỷ nguyên năng lượng sạch đòi hỏi sự gia tăng nguồn cung cấp xe điện, tấm pin mặt trời, tuabin gió và pin, dẫn đến nhu cầu nhiều hơn đối với các nguyên liệu thô chưa được chú ý đằng sau những công nghệ này.

Năng lượng là nhịp đập của cuộc sống, nó cung cấp nguồn sống cho mọi thứ, từ nhà cửa cho đến xe hơi, các thiết bị điện tử và hơn thế nữa.

Kỷ nguyên năng lượng mới với “điểm nhấn”, năng lượng tái tạo, sạch
Kỷ nguyên năng lượng mới với “điểm nhấn”, năng lượng tái tạo, sạch

Triển vọng phát triển của năng lượng sạch

Trong 2 thập kỷ qua, xuất hiện sự thay đổi liên tục trong cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ năng lượng, phần lớn là do nhận thức về khí hậu của cả chính phủ lẫn người dân ngày càng cao.

Các chính sách của chính phủ, chi phí sản xuất giảm và ý thức về khí hậu đã góp phần vào việc áp dụng công nghệ năng lượng xanh theo cấp số nhân. Ví dụ, chỉ một vài quốc gia tích cực khuyến khích áp dụng xe điện cách đây một thập kỷ, nhưng nay, hàng triệu người tiêu dùng có thể tận dụng các ưu đãi về thuế xe điện và trợ cấp mua xe điện với các chính phủ cam kết để loại bỏ dần động cơ đốt trong. Do đó, một phần là xe điện (EV) đang ngày càng phổ biến trong giao thông.

Dưới đây là số lượng ô tô điện xuất hiện trên đường kể từ năm 2011, bao gồm cả xe điện chạy pin và xe hybrid (xe lai) cắm điện, tổng cộng đạt 70.000 (2011) nhưng sau hơn 10 năm, đến năm 2021 đã tăng lên 16.400.000 chiếc, cụ thể:

- Trung Quốc 10.000 (2011), tăng lên 7.800.000 (2021);

- Châu Âu 20.000 (2011) , 5.500.000 (2021);

- Hoa Kỳ 20.000 (2011), 2.000.000 (2021);

- Các nơi khác: 20.000 (2011), 1.100.000 (2021) khác.

Năm 2021, nguồn cung ô tô điện toàn cầu ở mức khoảng 16,4 triệu xe, tăng khoảng 60% so với năm 2020. Doanh số bán xe điện cũng tăng hơn gấp đôi, đạt 6,8 triệu chiếc.

Bên cạnh ô tô điện, công nghệ năng lượng tái tạo cũng đang trên đường thống trị cơ cấu năng lượng toàn cầu. Năm 2021, năng lượng tái tạo chiếm 16% tiêu thụ năng lượng toàn cầu - tăng từ 8% vào năm 2000. Mức tăng trưởng này phần lớn là do năng lượng mặt trời và năng lượng gió, chiếm tỷ trọng lớn trong việc bổ sung năng lượng tái tạo mới:

Cụ thể, công suất tái tạo ròng được bổ sung mới (gigawatts) như sau:

- Năm 2011 là 109,4 ( trong đó điện mặt trời là 28%, gió là 36%);

- Năm 2015 tăng lên là 159,7 (điện mặt trời là 31%, gió là 42%);

- Năm 2020 tăng 280,2 (điện mặt trời là 48%, gió là 40%).

- Năm 2021 tăng tiếp lên 188,9 (trong đó điện mặt trời là 54%, gió là 31%).

Hàng năm, kể từ năm 2018, năng lượng mặt trời và gió đã chiếm hơn 80% công suất tái tạo bổ sung mới, góp phần vào sự tăng trưởng kỷ lục của năng lượng sạch.

Bất chấp sự tăng trưởng này, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, xe điện và năng lượng tái tạo cần phải mở rộng phạm vi hoạt động đáng kể nếu thế giới muốn đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Doanh số bán ô tô điện cần đạt 56 triệu chiếc vào năm 2030 - gấp 8 lần so với 6,6 triệu ô tô được bán vào năm 2021. Tương tự, lượng bổ sung điện mặt trời và gió cần tăng gấp 4 lần vào năm 2030 so với mức năm 2021.

Kỷ nguyên năng lượng sạch sẽ đòi hỏi sự gia tăng nguồn cung cấp EV, tấm pin mặt trời, tuabin gió và pin, dẫn đến nhu cầu nhiều hơn đối với các nguyên liệu thô chưa được chú ý đằng sau những công nghệ này.

Kim loại đằng sau năng lượng sạch

Do giá kim loại tăng nên tập đoàn xe điện Tesla của Mỹ quyết định tăng giá hầu hết các mẫu xe mới (Nguồn: Reuters)

Theo IEA, kim loại là vật liệu vô cùng quan trọng đứng sau năng lượng sạch, từ đồng trong dây cáp đến lithium trong pin, hay một số kim loại khác đều là chìa khóa để xây dựng và phát triển công suất năng lượng sạch. Trên thực tế, với mỗi megawatt công suất, các trang trại quang điện mặt trời sử dụng hơn 2.800 kg đồng. Các trang trại điện gió ngoài khơi, được kết nối với đất liền bằng những sợi cáp khổng lồ dưới biển, thậm chí còn sử dụng nhiều đồng hơn ở mức 8.000 kg mỗi megawatt. Tương tự, ô tô điện sử dụng pin lithium-ion, được cấu tạo từ nhiều loại khoáng chất, bao gồm than chì, đồng, niken và lithium.

Trong khi nhu cầu đối với các khoáng sản năng lượng sạch này đang tăng vọt thì nguồn cung vẫn là mối lo ngại, với việc Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng. Trong kỷ nguyên năng lượng mới, nguồn cung cấp trong nước các nguyên liệu này sẽ là chìa khóa để đảm bảo độc lập về năng lượng và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài.

Theo Reuters, do giá kim loại có xu hướng tăng nên mới đây, Tập đoàn xe điện Tesla của Mỹ đã quyết định tăng giá hầu hết các mẫu xe của họ. Giá các kim loại cần thiết cho sản xuất xe điện nói riêng và các hoạt động sản xuất công nghiệp khác nói chung như đồng, coban, lithium, nhôm đều đã tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua. Thông thường, việc giá kim loại công nghiệp tăng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp khai khoáng tăng cường đầu tư, mở rộng khai thác hơn nữa.

Liên quan đến giá kim loại. Tạp chí The Wall Street Journal cho biết, tổng vốn đầu tư cho các dự án khai thác trong năm nay và năm sau của 10 hãng khai khoáng hàng đầu thế giới chỉ đạt 40 tỷ USD. Như vậy, con số này thấp hơn rất nhiều so với mức 80 tỷ USD trong năm 2012.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm