Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:05 16/01/2023

Động lực mới giúp châu Âu thoát phụ thuộc nguồn cung đất hiếm Trung Quốc

Thụy Điển phát hiện mỏ đất mới nhất, được cho là lớn nhất tại Châu Âu, khám phá mới này có thể làm giảm sự phụ thuộc của lục địa già vào nguồn cung của Trung Quốc.

Khoáng sản đất hiếm đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra năng lượng sạch, sản xuất xe điện và điện tử tiêu dùng.

Công ty khai khoáng LKAB thuộc sở hữu nhà nước của Thụy Điển cho biết họ đã phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu. Ngày 13/1, LKAB đã xác định được hơn một mỏ đất hiếm ở khu vực Kiruna, nằm ở cực bắc của Thuỵ Điển.

Jan Moström, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn của LKAB cho biết: “Đây là một tin tốt, không chỉ đối với LKAB, khu vực và người dân Thụy Điển, mà còn đối với toàn châu Âu.

Đất hiếm đóng một vai trò quan trọng, thiết yếu trong cuộc sống và sản xuất. Do vậy mà được xếp vào hàng cực kì quan trọng cho các ngành công nghiệp (trong đó gồm cả ngành sản xuất vũ khí). Ảnh minh hoạ: Internet.

Tính tới thời điểm hiện tại, “lục địa già” chưa đủ tiềm năng về sản xuất nguyên tố đất hiếm, khiến châu Âu vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Liên minh châu Âu (EU) nhận 98% khoáng sản từ Trung Quốc, theo Ủy ban châu Âu.

Dự kiến, nhu cầu nhập khẩu đất hiếm sẽ tăng do điện khí hóa, điều này sẽ dẫn đến tình trạng “cung không đủ cầu” trên toàn cầu vào thời điểm căng thẳng địa chính trị gia tăng, LKAB cho biết.

Công ty nói thêm rằng sự phụ thuộc của khu vực vào Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm làm tăng “tính dễ bị tổn thương” của ngành công nghiệp châu Âu.

Ebba Busch, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Kinh doanh và Công nghiệp của Thụy Điển, nhận định: “Điện khí hóa, khả năng tự cung tự cấp và sự độc lập của Liên minh Châu Âu khỏi Nga và Trung Quốc sẽ bắt đầu ở khu mỏ này. “Chúng ta cần củng cố chuỗi giá trị công nghiệp ở châu Âu và tạo ra những cơ hội thực sự để điện khí hóa xã hội. “

Tuy nhiên, con đường khai thác này dự kiến sẽ dài. Theo CNN, công ty LKAB có kế hoạch nộp đơn xin giấy phép khai thác vào cuối năm nay.

Do tầm quan trọng trong ngành công nghệ, đất hiếm cũng đã trở thành một trong những mặt trận chính trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung.

Mỹ, từ lâu đã phụ thuộc vào Trung Quốc để cung cấp khoáng sản, đang tìm cách tăng cường chuỗi cung ứng trong nước để nổi lên như một bên thống trị toàn cầu. Vào năm 2021, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã nhắm mục tiêu vào đất hiếm, trong số các ưu tiên khác của chuỗi cung ứng trong nước, để giảm bớt tính dễ bị tổn thương của các ngành này trước căng thẳng địa chính trị.

Các nhà sản xuất phần cứng điện tử lo lắng giá kim loại đất hiếm tăng cao trong bối cảnh nhu cầu tăng vọt giữa những cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.

Để sản xuất các công nghệ tối tân, nhu cầu nhập khẩu đất hiếm ngày càng tăng mạnh, cụ thể, ngành công nghiệp sản xuất xe điện đang bùng nổ nhập khẩu đất hiếm, cùng lúc với bối cảnh phục hồi kinh tế từ đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu về thiết bị điện tử.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm