Thị trường hàng hóa
Phát hiện gần mũi cực bắc của Thụy Điển có thể làm tăng hy vọng cho Liên minh châu Âu (EU) trong việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc vào loại tài nguyên quan trọng trong công nghệ này. Trung Quốc thống trị thị trường đất hiếm, sản xuất hơn 80% sản lượng toàn cầu và cung cấp cho châu Âu khoảng 95% nguồn cung.
"Đây là tin tốt, không chỉ cho LKAB, khu vực và người dân Thụy Điển, mà còn cho châu Âu và khí hậu", Jan Monstrom, giám đốc điều hành của công ty, cho biết trong một tuyên bố.
LKAB cho biết họ đã lên kế hoạch nộp đơn xin nhượng quyền khai thác vào năm 2023, nhưng nói thêm rằng có thể sẽ mất ít nhất 10-15 năm trước khi họ có thể bắt đầu khai thác tài nguyên này và vận chuyển ra thị trường.
Việc phát hiện ra các nguyên tố đất hiếm quan trọng vì đây là những nguyên liệu cần thiết để sản xuất ô tô điện, điện thoại thông minh và hệ thống năng lượng tái tạo, cùng những sản phẩm công nghệ cao khác.
Trái ngược với tên gọi của chúng, đất hiếm được tìm thấy khá nhiều trên Trái Đất, thường bị trộn lẫn với các khoáng chất khác. Theo các nhà khoáng vật học, chúng rất hiếm theo nghĩa là chúng rải khắp hành tinh với mật độ tương đối thấp.
Người ta cho rằng có nhiều mỏ đất hiếm chưa được phát hiện trên lãnh thổ của một số quốc gia ở châu Âu, đặc biệt là ở các quốc gia Bắc Âu. Một rào cản đối với việc khai thác khoản sản này tại châu Âu là chi phí tương đối cao, như do điều kiện thổ nhưỡng và phí nhân công cao. Hiện tại, trong EU chỉ có một cơ sở phân tách đất hiếm duy nhất ở Estonia.
Trung Quốc cung cấp 95% nam châm cho EU, vốn cũng rất quan trọng đối với lĩnh vực quốc phòng. Estonia dự kiến sẽ khai trương một nhà máy nam châm trong năm nay, với việc sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2025.
Thụy Điển vừa đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của EU. Thông báo từ LKAB trùng hợp với sự xuất hiện của các ủy viên khối đến thăm đất nước. EU ước tính nhu cầu về đất hiếm sẽ tăng gấp 5 lần trong thập kỷ này.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm