Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:49 14/04/2023

Điểm sáng kinh tế toàn cầu gọi tên Trung Quốc và Ấn Độ

Khi nền kinh tế toàn cầu bước vào thời kỳ tăng trưởng bất ổn nhất trong hơn 30 năm qua, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là “những điểm sáng” có thể ảnh hưởng đến các nước láng giềng ở châu Á.

Ông Srinivasan, giám đốc bộ phận châu Á và Thái Bình Dương của IMF cho biết, bất chấp triển vọng ảm đạm, các quốc gia ở châu Á vẫn có thể bù đắp những tác động không mong muốn bằng cách hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo IMF, hai quốc gia này dự kiến ​​sẽ chiếm khoảng một nửa tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Ảnh: CNA.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại vào tháng 12 năm ngoái, nhanh hơn nhiều so với dự đoán, là tin vui đối với các đối tác thương mại trong khu vực. Mức tăng trưởng dự kiến ​​​ là khoảng 5% trong năm nay, mặc dù chỉ ở mức vừa phải nhưng khả quan hơn con số 3% khiêm tốn vào năm 2022.

Ông Srinivasan nhận định tăng trưởng của Trung Quốc tăng mạnh, một nhân tố rất quan trọng cả trên toàn cầu và trong khu vực. Theo số liệu, cứ mỗi 1 điểm phần trăm tăng trưởng của Trung Quốc thì các nước trong khu vực tăng 0,3 điểm phần trăm trong trung hạn.

Trong khi IMF, cùng với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), hạ nhẹ mức dự báo đối với Ấn Độ trong năm nay, quốc gia này lại bất ngờ vụt sáng khi phát triển đáng kể ở mảng đầu tư và xuất khẩu.

“Chúng tôi đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Ấn Độ từ 6,1% xuống 5,9%. Điều đó phản ánh một vài sự chậm lại trong tiêu thụ. Nhưng nhìn chung, Ấn Độ vẫn là một điểm tương đối sáng trong nền kinh tế thế giới.”

Ông nói thêm rằng cách thức hoạt động của Trung Quốc và Ấn Độ trong vài năm tới sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến triển vọng của châu Á. Nếu hai quốc gia vẫn tiếp tục làm tốt, đó sẽ là một bước ngoặt lớn đối với các nước trong khu vực.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm