Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:02 09/08/2022

Châu Âu đối mặt với khủng hoảng nước

Châu Âu đang trải qua mùa hè khô hạn nhất trong nhiều thập kỷ. Hạn hán nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất và vận chuyển hàng hóa trên khắp lục địa.

Đài quan sát hạn hán châu Âu của EU đã ước tính khoảng 45% lãnh thổ của khối đã được cảnh báo hạn hán vào giữa tháng 7, với 15% lãnh thổ đã được báo động đỏ.

Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn từ khi các đợt nắng nóng lặp đi lặp lại trên khắp lục địa. Tại Pháp, Thủ tướng Elisabeth Borne tuần trước đã thành lập một đơn vị xử lý khủng hoảng để giải quyết đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ năm 1958.

Đất nứt nẻ và khô cằn trên bờ hồ Le Broc khi một trận hạn hán lịch sử tấn công nước Pháp (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Hơn 100 thành phố tự trị của Pháp đang thiếu nước sinh hoạt. Bộ trưởng chuyển đổi xanh Christophe Bechu cho biết thêm: “Chúng ta sẽ phải làm quen với cuộc khủng hoảng này. Thích ứng không còn là một lựa chọn, đó là một nghĩa vụ”.

Với độ ẩm thấp nhất từng được ghi nhận và lượng mưa tháng 7 thấp hơn 85% so với bình thường, các quy định về hạn chế nước bao gồm lệnh cấm tưới tiêu đã được áp dụng tại 93 trong số 96 khu đất liền của Pháp. Trong bối cảnh giá lương thực thế giới tăng vọt, Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp cảnh báo sản lượng thu hoạch ngô dự kiến sẽ giảm 18% so với năm ngoái.

Tại Tây Ban Nha, các hồ chứa nước chỉ còn 40% dung tích. Theo một bài báo trên tạp chí Nature Geoscience, đất nước này đang phải đối mặt với hạn hán tồi tệ nhất trong ít nhất 1.200 năm. Cũng theo nghiên cứu này, 75% diện tích đất tại Tây Ban Nha đang có nguy cơ bị sa mạc hóa.

Mực nước tại các hồ chứa của Tây Ban Nha đang ở mức thấp kỷ lục (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Mực nước tại hồ chứa ở làng Bonastre, phía nam Barcelona, thậm chí còn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Hơn 800 cư dân tại đây chỉ được sử dụng nước từ 7-10h và từ 20-23h mỗi ngày.

Mario Ferrario, 43 tuổi, chủ một cửa hàng in trong làng cho biết: “Việc cắt nước thường không tuân theo lịch trình. Chính quyền địa phương thiết lập một thời gian biểu và sau đó thay đổi nó mà không báo trước cho chúng tôi”.

Đôi khi nguồn nước bị ngắt cả ngày. Đối với Mario, điều đó có nghĩa là những công việc thường ngày như giặt giũ hay nấu bữa tối cho hai cô con gái trở thành một thứ xa xỉ. Mặc dù người dân đã cố gắng tích trữ nước nhưng vẫn không đủ dùng.

Ý cũng ghi nhận một mùa hè khô hạn kỷ lục trong vòng 70 năm trở lại đây. Con sông Po cắt qua vùng trung tâm nước Ý, nơi sản xuất 30% lượng lương thực của nước này, đang có mực nước thấp kỷ lục do hạn hán kéo dài. Thậm chí, các ngư dân còn phát hiện ra một quả bom từ Thế chiến thứ II giữa lòng sông cạn nước. 

Một khúc sông Po khô cạn (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Hạn hán không chỉ giới hạn ở Nam Âu. Tại Đức, mực nước dọc theo sông Rhine, tuyến đường thủy quan trọng trong việc vận chuyển các loại hàng hóa, đã giảm mạnh và đang ở mức thấp nhất trong 15 năm. Gián đoạn chuỗi cung ứng than đá tới các nhà máy nhiệt điện than gây ra rủi ro cho mạng lưới điện quốc gia. 

Hà Lan đã chính thức tuyên bố tình trạng thiếu nước vào tuần trước. Chính phủ vẫn chưa đưa ra các hạn chế sử dụng nước đối với các hộ gia đình, nhưng đã kêu gọi người dân tiết kiệm nước bằng cách hạn chế rửa xe và bơm nước vào bể bơi.

Trong khi đó, nước láng giềng Bỉ đã trải qua tháng 7 khô hạn nhất kể từ năm 1885. Bất chấp lệnh cấm tưới tiêu, mực nước ngầm tại khu vực Flanders đặc biệt thấp khiến các vùng đất than bùn trở nên khô cằn, gây nguy hiểm cho các loài động vật hoang dã, bao gồm cả chim sẻ. Chính quyền địa phương báo cáo cá đã chết hàng loạt vì nguồn nước duy nhất còn lại ở một số tuyến đường thủy là nước thải công nghiệp. 13 xã ở Ardennes đã cấm người dân bơm nước vào bể bơi.

Các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu có thể khiến hạn hán trở nên thường xuyên hơn ở Tây Âu, với các hiện tượng nắng nóng khắc nghiệt xảy ra sau mỗi 2-3 năm. Để ngăn chặn điều này, chính phủ các nước trên toàn thế giới cần cắt giảm triệt để lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm