Thị trường hàng hóa
Viên đá có tên là lonsdaleite, có độ cứng và độ bền vượt trội so với kim cương thông thường. Một nghiên cứu mới đã cho thấy loại khoáng chất quý hiếm đến nhờ một thiên thạch.
Hơn nữa, cấu trúc hóa học tự nhiên của lonsdaleite có thể gợi mở cách sản xuất các thành phần công nghiệp siêu bền, theo các tác giả của nghiên cứu được công bố ngày 12/9 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Tiết lộ bắt đầu được hé lộ khi nhà địa chất học Andy Tomkins, giáo sư tại Đại học Monash ở Úc, ra hiện trường phân loại các thiên thạch. Alan Salek, một nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT, Úc, cho biết anh đã bắt gặp một loại kim cương "uốn cong" kỳ lạ trong một tảng đá không gian ở phía tây bắc châu Phi.
Tomkins đưa ra giả thuyết về thiên thạch chứa lonsdaleite đến từ lớp phủ của một hành tinh tồn tại khoảng 4,5 tỷ năm trước. Ông nói thêm: “Hành tinh này sau đó đã bị đâm bởi một tiểu hành tinh, giải phóng áp lực và dẫn đến sự hình thành của những viên kim cương thực sự kỳ lạ này.
Ông Paul Asimow, giáo sư địa chất và địa hóa tại Viện Công nghệ California cho biết, "với những phương pháp và công nghệ tiên tiến hơn nữa trong tương lai, khám phá này thật thú vị và có nhiều giá trị". Hiện, nhóm nghiên cứu đã có thể phân tích thiên thạch với sự trợ giúp của kính hiển vi điện tử và kỹ thuật synctron tiên tiến.
Kim cương và lonsdaleite có thể hình thành theo ba cách. Thứ nhất, nó có thể thông qua áp suất và nhiệt độ cao trong thời gian dài, đó là cách kim cương hình thành trên bề mặt Trái đất. Thứ hai là bằng cú sốc của một vụ va chạm siêu tốc của một thiên thạch. Và thứ ba là sự giải phóng hơi từ than chì bị vỡ sẽ gắn vào một mảnh kim cương nhỏ và tích tụ trên đó.
Tomkins nói trong một thông cáo báo chí: “Thiên nhiên đã cung cấp cho chúng ta một quy trình để thử và nhân rộng kim cương. Chúng tôi nghĩ rằng lonsdaleite có thể được sử dụng để chế tạo các bộ phận máy cực nhỏ, siêu cứng".
Asimow cho biết rất lâu trước khi phát hiện này, các nhà khoa học đã tranh luận về sự tồn tại của lonsdaleite. Các nhà khoa học lần đầu tiên xác định được khoáng chất này vào năm 1967, nhưng chúng có kích thước nhỏ - khoảng 1 đến 2 nanomet, nhỏ hơn 1.000 lần so với những gì được tìm thấy trong khám phá gần đây nhất.
Theo Asimow, việc tìm ra một mẫu lớn hơn đã chỉ ra rằng lonsdaleite không chỉ là một chất đặc biệt. Những viên kim cương thông thường, chẳng hạn như những viên kim cương bạn thấy trong đồ trang sức, được làm từ carbon và có cấu trúc nguyên tử khối. Là vật liệu cứng nhất được biết đến cho đến nay, chúng cũng được sử dụng trong sản xuất.
Các chuyên gia cho biết, lonsdaleite cũng được hình thành từ carbon, nhưng thay vào đó nó có cấu trúc hình lục giác khác thường. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các mô hình cho cấu trúc của lonsdaleite trước đây và họ đưa ra giả thuyết rằng cấu trúc lục giác có thể khiến nó cứng hơn 58% so với kim cương thông thường.
Độ cứng này có thể giúp viên kim cương không gian quý hiếm trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho các ứng dụng công nghiệp, nếu các nhà khoa học tìm ra phương pháp sản xuất mới để tạo ra loại khoáng chất này với một số lượng lớn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm