Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 07/08/2022

Ấn Độ thiếu mưa, thế giới thiếu lương thực

Theo Bloomberg, mối đe dọa đối với ngành sản xuất gạo của Ấn Độ xảy ra vào thời điểm các nước trên thế giới đang đối mặt với chi phí lương thực tăng cao và lạm phát tràn lan.

Lúa gạo có thể trở thành thách thức tiếp theo đối với nguồn cung lương thực toàn cầu khi tình trạng thiếu mưa ở Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đang khiến diện tích trồng trọt bị thu hẹp xuống mức nhỏ nhất trong ba năm gần đây.

Theo Bloomberg, mối đe dọa đối với ngành sản xuất gạo của Ấn Độ xảy ra vào thời điểm các nước trên thế giới đang đối mặt với chi phí lương thực tăng cao và lạm phát tràn lan.

Trong năm nay, tổng diện tích trồng lúa của nước này đã giảm 13% do thiếu mưa ở nhiều nơi như bang Tây Bengal và Uttar Pradesh, những nơi chiếm 1/4 sản lượng lúa gạo của Ấn Độ.

Tình trạng thiếu mưa dẫn đến sản lượng gạo giảm sẽ làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lạm phát của Ấn Độ và gây ra hạn chế đối với xuất khẩu mặt hàng này.

Ảnh minh họa/INT

Động thái này cũng sẽ tác động sâu rộng đến hàng tỷ người trên thế giới vốn đang sống phụ thuộc vào gạo. Tình hình càng trầm trọng hơn khi Ấn Độ chiếm đến 40% thương mại gạo toàn cầu.

Như vậy, sau khi hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường để bảo vệ an ninh lương thực và kiểm soát giá trong nước, Chính phủ Ấn Độ lại đứng trước khả năng phải hạn chế xuất khẩu gạo.

Hiện giá một số loại gạo tại Ấn Độ đã tăng hơn 10% trong hai tuần qua, đặc biệt ở các bang trồng trọt lớn như Tây Bengal, Odisha và Chhattisgarh do tình trạng thiếu mưa và nhu cầu tăng cao từ nước láng giềng Bangladesh.

Hầu hết nguồn cung gạo trên thế giới được trồng và tiêu thụ ở châu Á. Do vậy, tình hình lúa gạo ở Ấn Độ có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định chính trị và kinh tế trong khu vực này.

Trái ngược với sự tăng vọt của giá lúa mì và ngô sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra hồi cuối tháng 2 vừa qua, giá gạo khi đó lại giảm do sản lượng và kho dự trữ dồi dào, giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực lớn hơn.

Tuy nhiên, bối cảnh trên sẽ khó duy trì khi phần lớn sản lượng gạo trên thế giới đang phụ thuộc vào vụ lúa ở Ấn Độ vốn gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Một số nhà khoa học nông nghiệp lạc quan rằng vẫn còn thời gian để trồng trọt và bù đắp cho sự thiếu hụt trên. Lượng mưa được dự báo là trở về mức bình thường trong tháng 8 và tháng 9, sẽ cải thiện sản lượng lúa gạo ở Ấn Độ.

Những những người nông dân và thương nhân gạo Ấn Độ thì ít lạc quan hơn. Các chuyên gia cảnh báo giá gạo tại Ấn Độ đang chịu sức ép lớn và thiếu gạo có thể trở thành một thách thức mới đối với cuộc chiến chống lạm phát của nước này.

Trong khi đó, Ấn Độ lại đang cung cấp gạo cho hơn 100 quốc gia, trong đó Bangladesh, Trung Quốc, Nepal và một số quốc gia Trung Đông là những khách hàng lớn nhất.

Việc thiếu mưa tại Ấn Độ đã khiến nguồn cung lúa gạo toàn cầu đổi chiều từ dồi dào sang nguy cơ khan hiếm. Trong khi đó, thế giới lại đang chứng kiến một số điểm sáng về tình hình an ninh lương thực, khi Mỹ đã sẵn sàng xuất khẩu vụ lúa mì bội thu trong những tuần tới. Ukraine sau nhiều tháng cũng đang vận chuyển những chuyến hàng ngũ cốc đầu tiên ra nước ngoài kể từ khi chiến sự nổ ra.

Những diễn biến trên càng cho thấy rõ an ninh lương thực toàn cầu luôn dễ tổn thương như thế nào, có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Tình hình nguồn cung có thể đảo chiều nhanh chóng đối với bất cứ mặt hàng lương thực nào chỉ vì yếu tố thời tiết hoặc căng thẳng chính trị.

Đọc thêm

Xem thêm