Thị trường hàng hóa
Ấn Độ đã dần trở thành đồng minh tự nhiên của các quốc gia như Australia. Họ tin rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này là phương pháp tốt nhất để cho phép chuyển đổi ổn định các công ty từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
Trong Tuyên bố về Môi trường Đầu tư năm 2022, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi Ấn Độ là "một môi trường khó khăn để kinh doanh", đồng thời nhấn mạnh các hành động bảo hộ, tăng thuế quan và không sẵn sàng chuyển đổi từ "tiêu chuẩn Ấn Độ" sang tiêu chuẩn quốc tế.
Chỉ số Tự do Kinh tế năm 2023 xếp Ấn Độ ở vị trí thứ 131 trên thế giới và thứ 27 trong số 39 nền kinh tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chính phủ Ấn Độ đặt giới hạn vốn chủ sở hữu đối với vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực của nền kinh tế. Theo thông tư của chính phủ về chính sách FDI, ngoài giới hạn áp dụng đối với sở hữu nước ngoài, công ty phải "nằm trong tay các công dân Ấn Độ thường trú và các tập đoàn Ấn Độ do công dân nước này sở hữu và quản lý"
Ngoài ra, sự mơ hồ trong luật thuế khiến các công ty như Vodafone, Cairn Energy và GE Capital rơi vào tầm ngắm của cơ quan thuế , đặt ra câu hỏi về sự trưởng thành của Ấn Độ với tư cách là một trung tâm FDI.
Những hành động như vậy đã dẫn đến dòng vốn FDI của Ấn Độ, tính theo tỷ lệ trong tổng số toàn cầu, giảm từ 3,4% xuống 2,8% trong giai đoạn 2019 và 2021, trong khi tỷ trọng của Trung Quốc đã tăng từ 14,5% lên 20,3%. Trong những năm gần đây, các công ty như Harley-Davidson và Ngân hàng Hoàng gia Scotland đã thu hẹp quy mô hoặc rời khỏi Ấn Độ, trong khi nhà bán lẻ Metro AG của Đức chuyển nhượng các hoạt động sau hai thập kỷ ở nước này.
Khi so sánh quy mô tương đối của các nền kinh tế của họ, Trung Quốc có tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa là 17,7 nghìn tỷ USD vào năm 2021, trong khi của Ấn Độ là 3,2 nghìn tỷ USD. Chỉ 20% nền kinh tế của Ấn Độ dựa vào sản xuất, trái ngược với 30% của Trung Quốc.
Mặc dù kinh tế ngày càng tiến bộ, nghèo đói vẫn là điểm nhức nhối tại các đô thị rộng lớn của Ấn Độ. Cựu thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ Raghuram Rajan nhận định rằng nền kinh tế Ấn Độ hiện nhỏ hơn rất nhiều so với Trung Quốc, do đó việc nước này sẽ thay thế Trung Quốc là điều gần như bất khả thi.
Mục tiêu của hai nước cũng khác nhau. Trung Quốc đang chuyển mình thành một nền kinh tế được thúc đẩy bởi công nghệ nhằm vượt qua tiềm năng của Mỹ. Ngược lại, Ấn Độ đang nhắm đến một nền kinh tế định hướng thị trường, tận dụng dân số đông đảo làm cơ sở sản xuất để cạnh tranh với Trung Quốc.
Trung Quốc là đối tác thương mại hai chiều lớn nhất của Australia, chiếm 32,2% tổng thương mại với giá trị 267 tỷ đô la Úc. Australia hy vọng mở rộng thương mại song phương lên 100 tỷ đô la Úc với Ấn Độ.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm