Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:20 02/12/2022

Ấn Độ “bật qua” Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu?

Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản và Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong tương lai gần, S&P Global và Morgan Stanley dự báo.

Tương lai trở thành nền kinh tế lớn thứ ba hành tinh

Theo ước tính của S&P, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa hàng năm của Ấn Độ sẽ ở mức trung bình 6,3% cho đến năm 2030. Tương tự, Morgan Stanley ước tính rằng GDP của Ấn Độ có thể tăng hơn gấp đôi so với mức hiện tại vào năm 2031.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley Ridham Desai và Girish Acchipalia viết trong báo cáo: “Ấn Độ hội tụ đầy đủ các điều kiện sẵn sàng cho sự bùng nổ kinh tế được thúc đẩy bởi các chính sách của chính phủ, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất, quá trình chuyển đổi năng lượng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến”. Những động lực này sẽ đưa nền kinh tế thứ 5 thế giới vươn lên trở thành nền kinh tế và thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới trước cuối thập kỷ này.

Khung cảnh trên không tuyệt đẹp và đầy màu sắc của đường chân trời Mumbai trong lúc chạng vạng nhìn từ Đường Currey. Ảnh: Getty Images.

Trong quý từ tháng 7 đến tháng 9, tăng trưởng của Ấn Độ đạt mức 6,3, cao hơn một chút so với dự báo của Reuters là 6,2%. Trước đó, quốc gia đông dân thứ nhì thế giới đã ghi nhận mức tăng trưởng 13,5% từ tháng 4 đến tháng 6 so với một năm trước, nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ.

Quốc gia này đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục 20,1% hàng năm trong ba tháng tính đến tháng 6 năm 2021, theo dữ liệu của Refinitiv.

Dự báo của S&P xoay quanh việc tiếp tục tự do hóa thương mại và tài chính của Ấn Độ, cải cách thị trường lao động, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của quốc gia này.

“Đây là một kỳ vọng hợp lý từ Ấn Độ, quốc gia có nhiều yếu tố để ‘bắt kịp’ về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người,” Dhiraj Nim, một nhà kinh tế từ Nghiên cứu Nhóm Ngân hàng Úc và New Zealand, chia sẻ với CNBC.

Chính phủ nước này cũng đã dành nhiều chi phí đầu tư hơn trong sổ chi tiêu công hàng năm.

Chú trọng định hướng xuất khẩu

Theo các nhà phân tích của S&P, chính phủ Ấn Độ có định hướng rõ ràng trở thành cường quốc sản xuất, “hũ mật ngọt” thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Phương tiện chính hiện thực hoá ước mơ này thông qua Chương trình khuyến khích liên kết sản xuất để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu (PLIS).

PLIS, được hình thành vào năm 2020, cung cấp các ưu đãi cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước dưới hình thức giảm thuế và cấp giấy phép, cùng các biện pháp kích thích khác.

Một công nhân sản xuất tại nhà máy Ấn Độ. Ảnh: Sưu tầm.

Chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) được Chính phủ Ấn Độ công bố đầu tháng 4 nhằm khuyến khích thu hút đầu tư và sản xuất trong nước mặt hàng điện thoại di động và điện tử khác và đến nay bắt đầu có hiệu quả.

Economic Times (Ấn Độ) cho hay, các nhà cung cấp của Apple là Pegatron, Foxconn, Wistron và Samsung nằm trong số 22 công ty đã cam kết đầu tư thuộc chương trình PLI nhằm đưa Ấn Độ trở thành trung tâm xuất khẩu điện thoại thông minh cạnh tranh với các cường quốc điện tử ở Đông Bắc Á.

Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ thông tin Ấn Độ Ravi Shankar Prasad cho biết hôm 18/8, các công ty đã cam kết sản xuất điện thoại di động và linh kiện trị giá 12.000 tỷ Rupee (khoảng 160 tỷ USD) trong 5 năm tới. Trong đó, 7.000 tỷ Rupee sản phẩm sẽ được xuất khẩu. Ông cũng nói rằng động thái này không chỉ thúc đẩy sản xuất trong nước mà còn cung cấp 12.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp.

Dẫn nguồn tin từ chính phủ, hãng thông tấn PTINews (Ấn Độ) cho hay, riêng Samsung đang nghiên cứu sản xuất điện thoại di động trị giá 3.700 tỷ Rupee ở Ấn Độ trong 5 năm tới. Samsung sẽ sản xuất điện thoại thông minh trị giá 2.200 tỷ Rupee, có giá trên 15.000 Rupee (200 USD) mỗi chiếc.

Các nhà phân tích của S&P viết: “Rất có khả năng chính phủ đang tin tưởng vào PLIS như một công cụ giúp nền kinh tế Ấn Độ định hướng xuất khẩu nhiều hơn và liên kết với nhau nhiều hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Tương tự như vậy, Morgan Stanley ước tính rằng tỷ trọng GDP của ngành sản xuất Ấn Độ sẽ “tăng từ 15,6% GDP hiện tại lên 21% vào năm 2031” - điều này ngụ ý rằng doanh thu sản xuất có thể tăng gấp ba lần từ mức 447 tỷ USD hiện tại lên khoảng 1.490 tỷ USD, theo đến Ngân Hàng.

Morgan Stanley cho biết: “Các công ty đa quốc gia đang lạc quan hơn bao giờ hết về việc đầu tư vào Ấn Độ… và chính phủ đang khuyến khích đầu tư bằng cả việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp đất cho các nhà máy”.

Sumedha Dasgupta, nhà phân tích cao cấp của Economist Intelligence Unit, cho biết: “Những lợi thế của Ấn Độ [bao gồm] lao động giá rẻ dồi dào, chi phí sản xuất thấp, cởi mở với đầu tư, các chính sách thân thiện với doanh nghiệp và dân số trẻ với xu hướng tiêu dùng mạnh mẽ”.

Bà cho biết những yếu tố này khiến Ấn Độ trở thành một lựa chọn hấp dẫn để thành lập các trung tâm sản xuất cho đến cuối thập kỷ này.

Các yếu tố rủi ro với tăng trưởng thần tốc

Ấn Độ bất ngờ trở thành điểm sáng hiếm hoi của thế giới trong quý 2. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục cải cách, kinh tế nước này khó duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, giới phân tích lập luận.

Theo dự báo của Morgan Stanley, suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến Ấn Độ do quốc gia này là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại với gần 20% sản lượng được xuất khẩu.

Ấn Độ đã nỗ lực rất nhiều để vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 hành tinh, cột mốc vị trí thứ 3 có dễ dàng? Ảnh: Sưu tầm.

Các yếu tố rủi ro khác được ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ trích dẫn bao gồm nguồn cung lao động có tay nghề cao, các sự kiện địa chính trị bất lợi và các lỗi chính sách có thể phát sinh từ việc bỏ phiếu trong một “chính phủ yếu hơn”.

Bộ tài chính Ấn Độ cho biết vào thứ Năm tuần trước rằng sự suy giảm toàn cầu có thể làm giảm triển vọng kinh doanh xuất khẩu của Ấn Độ.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm