Thị trường hàng hóa
Hơi nước và điện là nguồn năng lượng cho các cuộc CMCN thứ nhất và thứ hai, trong khi cuộc cách mạng thứ ba liên quan đến làn sóng công nghệ số đầu tiên. CMCN lần thứ tư còn được gọi là "4IR" hoặc "công nghiệp 4.0" đang được cả nhân loại bước vào.
Cuộc CMCN 4.0 có đặc điểm là phụ thuộc nhiều vào các công nghệ thông minh và các kết nối với nhau, bao gồm công nghệ robot tiên tiến, trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học, giao tiếp giữa máy với máy (M2M), thực tế ảo (VR) và Internet vạn vật (IoT) cùng với các công nghệ khác.
CMCN 4.0 sẽ thách thức xã hội của chúng ta có thể hoạt động hiệu quả như thế nào trong môi trường vật lý và ảo kết hợp. Ngay từ bây giờ, đã có bằng chứng cho thấy công nghệ làn sóng thứ tư sẽ cho phép chúng ta đạt được tốc độ, độ chính xác và năng suất cao hơn trong các ngành công nghiệp trọng yếu với tốc độ cấp số nhân, thời gian thực và kết nối với mọi người mọi lúc, mọi nơi.
Đó là lý do tại sao đã đến lúc các tổ chức quốc tế, quốc gia và địa phương chuẩn bị cho CMCN 4.0. Dưới đây là 4 lý do phù hợp để các quốc gia đón đầu CMCN 4.0 và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào cuộc cách mạng này.
Động lực lớn nhất để các quốc gia tăng cường các hệ thống đổi mới trong nước để chuẩn bị cho CMCN 4.0 là cuộc cách mạng này sẽ mang lại cho các ngành công nghiệp giá trị cao - không chỉ ở các trung tâm công nghiệp, mà còn ở các địa phương đang phát triển nhanh chóng. Thái Lan, quốc gia có tốc độ tăng trưởng công nghiệp mạnh nhất ở châu Á, đã tạo tiền lệ cho các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, như thông qua các sáng kiến Thái Lan 4.0 và hành lang kinh tế phía Đông cho các công ty khởi nghiệp và các lĩnh vực công nghệ khác ở các tỉnh phía đông của nước này.
Kinh nghiệm có thể học hỏi từ Thái Lan là việc đầu tư vào các trung tâm dữ liệu, trung tâm logistics, cơ sở sản xuất được trang bị robot và các điều kiện khác cho các công ty trong nước sẵn sàng cho CMCN 4.0 để mang lại lợi nhuận đáng kể trong dài hạn. Khả năng sản xuất giá trị cao sẽ không còn chỉ tập trung ở một hoặc hai khu vực hoặc ở thành phố lớn mà phải mở rộng nhờ sự thúc đẩy toàn diện hướng tới sự sẵn sàng 4IR.
Những người phản đối CMCN 4.0 hầu hết đều lo lắng về khả năng cuộc CMCN 4.0 có thể thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế lao động. Mặc dù việc chuyển đổi sang mô hình 4IR trong sản xuất không phải là không có rủi ro và cần sự chắc chắn từ các nhà đầu tư lớn, nhưng việc chuyển đổi tổng thể có thể có những tác động tích cực lâu dài.
Một kịch bản liên quan đến lĩnh vực sản xuất là sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào máy móc công suất cao cho các công việc lặp đi lặp lại và tiêu tốn sức lực. Việc áp dụng rộng rãi máy móc như vậy, cũng như các công nghệ thông minh và kết nối hỗ trợ, có thể vừa mở đường cho việc sắp xếp công việc hiệu quả hơn cho các công ty sản xuất mà cũng ít nguy hiểm và mệt mỏi hơn đối với nhân viên của họ. Sau đó, sẽ có thể có nhiều công nhân lành nghề hơn đảm nhận các nhiệm vụ mà yếu tố con người là then chốt, như ra quyết định, quản lý chất lượng và quan hệ với các bên liên quan.
Trong bối cảnh 4IR, điều quan trọng cần lưu ý là máy móc và công nghệ thông tin (CNTT) không thể và không nên thay thế công việc do con người thực hiện. Thay vào đó, máy móc và CNTT nên là bổ sung cho khả năng sáng tạo, sự tháo vát của con người và phát huy hết tiềm năng của những giá trị này.
Đầu tư cho sự sẵn sàng 4IR sẽ thực hiện được nhiều việc hơn là chỉ cải thiện cơ hội thành công của các ngành công nghiệp trong nước. Cơ sở hạ tầng phù hợp cho công nghiệp 4.0 cũng sẽ thúc đẩy cạnh tranh hơn trên trường thế giới. Các công nghệ 4.0 có thể giúp các công ty trong nước vượt qua biên giới, múi giờ và những trở ngại khác trong việc kinh doanh, có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập vào thị trường quốc tế và sánh vai với các công ty toàn cầu.
Nhờ đầu tư vào CMCN 4.0, nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có thể đạt được sự tăng trưởng quốc tế. Nhưng có rất nhiều hứa hẹn cho các ngành công nghiệp ô tô, sản xuất, CNTT và logisitics nói riêng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến các lĩnh vực này nên bám sát các kế hoạch đổi mới trong CMCN 4.0 của đất nước mình.
Cuối cùng, sự chuyển dịch theo hướng CMCN 4.0 sẽ giúp các quốc gia hình dung ra môi trường sản xuất của quốc gia mình sẽ như thế nào nếu có thể thông minh hơn và ít sử dụng tài nguyên hơn. Các cải tiến thông minh sẽ mở đường cho các lực lượng lao động thông minh hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn với năng lượng mà họ tiêu thụ.
Về bản chất, tư duy CMCN 4.0 cũng thách thức những người tham gia sử dụng các nguồn lực vật chất giới hạn và xem những gì có thể được thực hiện trực tuyến, thông qua công nghệ số hiện đại. Điều đó có nghĩa là hoàn thành các nỗ lực kinh doanh lớn chỉ từ một vài cơ sở trung tâm thay vì phải có nhiều cơ sở vật lý, và do đó làm giảm dấu chân môi trường (environment footprint) của các ngành công nghiệp trong nước.
Đã có thời, các doanh nghiệp nghĩ rằng không thể hoàn thành các mục tiêu kinh doanh chính mà không tiêu tốn một lượng lớn không gian vật chất và năng lượng. Nhưng khi chúng ta tiến gần hơn đến việc hiện thực hóa đầy đủ 4IR, điều đó đang nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn hơn là ngoại lệ.
Cũng giống như các cuộc cách mạng đi trước, CMCN 4.0 sẽ không đột ngột biến đổi thế giới trong một sớm một chiều. Sẽ mất nhiều năm để phần còn lại của dân số toàn cầu bắt kịp tốc độ với các công ty tiên phong của CMCN 4.0. Hơn nữa, bất kỳ quốc gia nào muốn áp dụng chiến lược CMCN 4.0 của riêng mình sẽ cần phải triển khai các chiến dịch giáo dục, đào tạo và đầu tư toàn diện để làm ấm lòng mọi người và chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, do công nghệ đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, thế giới của chúng ta dường như đã sẵn sàng để hòa vào nhịp điệu của CMCN 4.0. Hãy luôn cập nhật về các sáng kiến CMCN 4.0 đang diễn ra ở quốc gia và tìm hiểu các sáng kiến sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành công nghiệp nước nhà của bạn.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm