Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:33 24/06/2022

Diễn đàn Kinh tế & Doanh nghiệp 2022: Thích ứng và Tự chủ

Ngày 04/06 tại Hà Nội, Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI & PBS đã phối hợp cùng Công lý & Xã hội – chuyên trang của báo Công lý đồng tổ chức hội thảo “Diễn đàn Kinh tế & Doanh nghiệp 2022: Thích ứng và Tự chủ”.

Nhiều tham luận và ý kiến có giá trị cao được các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo. Các chủ điểm chính tập trung làm rõ bức tranh tổng quan về nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong 6 tháng đầu năm 2022.

Hội thảo được chủ trì và điều phối bởi ông Nguyễn Hoàng Phương – Cố vấn trưởng, giảng viên cao cấp Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI. Hơn 800 khách mời được lắng nghe những diễn giả phân tích chuyên sâu về các lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm như: thuế, chuỗi cung ứng, văn hóa doanh nghiệp, tái cấu trúc,… Ông Nguyễn Tất Thịnh, Chủ tịch Hội đồng Giảng huấn Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI, là chuyên gia tổng kết tại phần cuối hội thảo.

Về tổng thể, kinh tế thế giới năm 2022 được các chuyên gia đánh giá “không đạt như kỳ vọng”. Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới công bố vào tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến ​​xuống mức 3,6%, giảm 0,8% so với mức dự báo 4,4% được đưa ra trong tháng 1.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã nêu ra 4 thách thức lớn của kinh tế thế giới: tăng trưởng suy giảm, gánh nặng về nợ tăng cao, lạm phát và những căng thẳng địa chính trị. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế mở, nên chịu tác động trực tiếp từ những thách thức này.

“Rủi ro lớn nhất của kinh tế thế giới có thể tiếp tục”, ông Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban giám sát Tài chính Quốc gia, nhận định. Theo ông Nghĩa, thế giới có thể phải tiếp tục đối mặt với những diễn biến không mong muốn như: chiến sự Nga – Ukraine kéo dài, các biện pháp trừng phạt gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng, giá dầu leo thang, lạm phát cao kéo dài, chiến tranh thương mại và tiền tệ nghiêm trọng hơn, nguy cơ khủng hoảng lương thực. Số liệu được trích dẫn trong tài liệu hội thảo cho thấy trung bình lạm phát của nền kinh tế toàn cầu có thể lên mức 7% trong năm 2022, cao xấp xỉ gấp đôi so với mức 3,3% trong năm 2021.

Quang cảnh tại hội thảo

Phát biểu tham luận “Quản lý chiến lược để tồn tại và toàn cầu hóa”, ông Choi Bong Sik, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, cho rằng văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa cốt lõi giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực tự chủ và thích ứng trong môi trường kinh tế đầy cam go.

Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ được ông Choi Bong Sik đánh giá là “điều cốt yếu của khả năng cạnh tranh để tồn tại và toàn cầu hóa”. Đối với công nghệ mới, doanh nghiệp phải nắm bắt và hiểu giá trị của công nghệ, xác định công nghệ cốt lõi trong sản xuất. Đổi mới chi phí có thể được thực hiện thông qua sự kết hợp của công nghệ cao và chi phí lao động thấp.

Năm 2021-2022, để đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể về chính sách thuế như: gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoanh nợ thuế, xóa nợ tiền chậm nộp với doanh nghiệp có lỗ. Đặc biệt, ngày 28/5/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2022/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022.

“Chính sách và quản lý thuế có tác động khá lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nhưng thuế không phải là chìa khóa vạn năng để mở các cánh cửa”, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính), chia sẻ tại hội thảo.

Trong môi trường kinh tế bất định, sự linh hoạt đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược phát triển, đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Để có thể tự chủ và thích ứng trong bối cảnh mới, doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức đầy đủ về các thách thức, coi đó là áp lực lành mạnh để tạo ra sự đổi mới và đột phá.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, đưa ra lời khuyên dành cho các doanh nghiệp: Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, cách đi nhanh nhất là khôn khéo chọn các đối tác mạnh và phù hợp. Theo ông Đoàn, mọi kinh doanh đều đặt trong "bối cảnh 4.0", doanh nghiệp cần làm quen với cách thức phát triển “cá nhanh nuốt cá chậm” và “dựa vào thế của kẻ mạnh”. Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán sáp nhập với các tập đoàn, công ty mạnh, từ đó tạo ra lợi thế cùng có lợi trong thị trường cạnh tranh rộng lớn hơn.

Tại hội thảo, các chuyên gia đều đồng ý với quan điểm cho rằng điểm sáng của Việt Nam là nền kinh tế vĩ mô khá ổn định. Tiềm lực của Việt Nam được cộng đồng trong nước và thế giới đánh giá cao. Kết quả này là tổng hợp của nhiều yếu tố: khả năng tự chủ của nền kinh tế, năng lực thích ứng của doanh nghiệp và hiệu quả chính sách của Nhà nước.

Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn tự tin về động lực phục hồi mới cho năm 2022, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, năng động và có trách nhiệm hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm