Thị trường hàng hóa
Dịch vụ nhà đầu tư của Moody's dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp tục chậm lại vào năm 2023 do nhiều ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ tích lũy. Việc này sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế và việc làm ở hầu hết các nền kinh tế lớn.
Trong báo cáo vể triển vọng vĩ mô toàn cầu, Moody’s cho biết: "Chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của G-20 sẽ giảm từ mức 2,7% vào năm 2022 xuống 2,0% vào năm 2023, và sau đó cải thiện lên 2,4% vào năm 2024."
Lạm phát được dự đoán sẽ tiếp tục giảm, nhưng mặt khác lại không đảm bảo đạt được mục tiêu của ngân hàng trung ương đặt ra. Chẳng hạn, lạm phát ở Mỹ đã giảm xuống 6,4% trong tháng 1 so với hai tháng trước đó nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%.
Lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ hiện nằm trong phạm vi mục tiêu là 4,50-4,75%, cao nhất trong 15 năm. Đáng chú ý, con số này gần chạm mốc 0 vào đầu năm 2022. Vì thế, tăng lãi suất chính là công cụ giúp kìm hãm nhu cầu trong nền kinh tế, từ đó giảm tỷ lệ lạm phát.
Cũng theo báo cáo, lạm phát ở các nền kinh tế tiên tiến sẽ tiếp tục vượt mục tiêu của ngân hàng trung ương trong phần lớn năm 2023 và 2024
Moody’s kỳ vọng con số sẽ tiếp tục giảm ở hầu hết các quốc gia G-20 trong năm tới. Thêm vào đó, các ngân hàng trung ương sẽ giữ lãi suất hạn chế lâu hơn dự tính
Mặc dù việc thắt chặt chính sách tiền tệ có dấu hiệu sắp kết thúc, nhưng vẫn chưa rõ cần phải tăng thêm bao nhiêu lần lãi suất nữa và lãi suất sẽ duy trì ở mức hạn chế trong bao lâu. Nếu việc nới lỏng các điều kiện tài chính gây cản trở nỗ lực kiểm soát tổng cầu, Fed và các ngân hàng trung ương khác sẽ buộc phải thắt chặt chính sách hơn nữa.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm