Thị trường hàng hóa
Tên thương hiệu, tên doanh nghiệp là tên gọi của công ty, doanh nghiệp trên thị trường. Cũng giống như tên gọi của từng người, tên thương hiệu giúp khách hàng nhớ được đơn vị bạn giữa hàng triệu công ty cùng cung cấp dịch vụ, sản phẩm trên thị trường.
Với những công ty, doanh nghiệp trẻ, sở hữu một tên thương hiệu tốt sẽ giúp cho việc tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Thêm nữa, với bộ phận Marketing, khi tiếp thị sản phẩm dịch vụ của công ty sẽ dễ dàng hơn. Các chiến lược quảng cáo, tiếp thị sẽ đạt hiệu quả ấn tượng và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
Bởi thế, ngay từ khi bắt đầu đặt tên thương hiệu, bạn nên nắm rõ những nguyên tắc vàng dưới đây.
Điều đầu tiên trong bộ nguyên tắc đặt tên thương hiệu được các chuyên gia đánh giá cao đó là sự đơn giản và dễ nhớ. Nếu một tên thương hiệu quá phức tạp, khó nhớ sẽ gây khó khăn cho khách hàng. Các khảo sát cho thấy, 90% khách hàng cho biết họ sẽ không muốn cố nhớ tên của một thương hiệu mới khi nó quá dài và phức tạp. Bởi vậy, khi bắt đầu đặt tên cho thương hiệu, bạn nên nghĩ đến sự đơn giản cả về nghĩa và cách đọc.
Một lời khuyên quan trọng giúp tên thương hiệu dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e. Các thương hiệu lớn và thành công trên thị trường đều áp dụng nguyên tắc này. Đó là những ông lớn trên thế giới như: Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… Sử dụng các nguyên âm sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn.
Việc gắn thương hiệu với đặc trưng ngành nghề giúp khách hàng mục tiêu của bạn dễ dàng nhận biết được. Điều này giúp cho các thương hiệu mới dễ dàng tiếp cận khách hàng. Đồng thời, việc tiếp cận khách hàng, xây dựng chiến lược marketing cũng dễ dàng và hiệu quả hơn, tăng hiệu quả truyền thông.
Hiện nay, các doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc này rất thành công. Ví dụ, những thương hiệu trong ngành giáo dục thường thêm yếu tố “edu” trong tên như Eduzone, Hope Education…; Hoặc, thương hiệu ngành bất động sản thường gắn với “land” như Capitaland, Nova Land… Phân khúc đồ dùng cho mẹ và bé sẽ gắn thêm tên đối tượng mục tiêu như Kids Plaza, shoptretho…
Nhiều người vẫn nghĩ rằng việc "ăn theo" tên thương hiệu nổi tiếng sẽ có lợi hơn cho việc marketing sản phẩm. Tuy nhiên, điều đó là "đại kỵ" trong lĩnh vực marketing sản phẩm, thương hiệu. Hầu hết những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường đều có chiến lược marketing "dài hơi" để xây dựng uy tín của mình. Tâm lý của người tiêu dùng đều cho rằng những thương hiệu ăn theo hoặc tên na ná với thương hiệu nổi tiếng đều là hàng nhái, ít được coi trọng.
Do đó, bạn nên đặt tên thương hiệu của mình độc đáo và khác biệt hẳn so với đối thủ. Không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ, cũng không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.
Hãng pin tiểu Duracell được định vị với thuộc tính “bền”. Trong đó một phần cái tên thương hiệu - Dura (lấy từ durable - bền) lấy từ ý nghĩa khẳng định tính chất nổi bật của sản phẩm. Chính bởi sự khác biệt này giúp pin tiểu Duracell thành công trong việc tiếp cận thị trường, sánh ngang hàng với đối thủ Energizer.
Xác định rõ thị trường mục tiêu yếu tố cuối cùng trong nguyên tắc đặt tên thương hiệu. Chẳng hạn Việt Nam hay nước ngoài, phân khúc thấp – trung hay cao. Và khách hàng mục tiêu là ai? Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất.
Để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.
Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.
Trên dây là những nguyên tắc đặt nên thương hiệu bạn nên nắm rõ trước khi xây dựng thương hiệu. Nếu bạn có thể đáp ứng các tiêu chí này thì việc tạo bộ nhận diện thương hiệu sẽ tiết kiệm cả thời gian và chi phí marketing cho doanh nghiệp.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm