Thị trường hàng hóa
Sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi để tồn tại và phát triển. Muốn gây dựng được thương hiệu bạn cần có được niềm tin của khách hàng và đưa đến hành động ủng hộ của người tiêu dùng.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Thương hiệu là thuật ngữ để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp sẽ xây dựng thương hiệu riêng của mình, có nét độc đáo riêng không lẫn với các doanh nghiệp khác. Phân tích từ các chuyên gia cho thấy, để tạo dựng thương hiệu thành công cần hội tụ đầy đủ 4 yếu tố sau:
Điều kiện đầu tiên để bạn có thể tạo dựng thương hiệu thành công đó là hiểu rõ về thị trường và thị hiếu của khách hàng. Suy cho cùng, doanh nghiệp muốn có chỗ đứng thì cần đáp ứng nhu cầu của đa số người tiêu dùng.
Nếu bạn muốn kinh doanh mà bạn không có khảo sát nghiên cứu thị trường, không nắm rõ thị hiếu khách hàng thì doanh nghiệp bạn sẽ sớm đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Hoặc, sản phẩm sản xuất ra không thể tiêu thụ, không được khách hàng đón nhận...
Vậy nên, trước khi muốn kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào, bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường. Điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cùng lĩnh vực kinh doanh. Từ đó giúp nhà quản lý tránh được rủi ro, có hướng đi đúng đắn cho sản phẩm của mình.
Logo được ví như “linh hồn” của thương hiệu. Nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy mỗi doanh nghiệp đều có logo riêng biệt của mình. Nhờ vào logo mà khách hàng có thể nhận biết được thương hiệu của bạn một cách dễ dàng.
Khi thiết kế logo cho doanh nghiệp nên chọn logo có màu sắc đặc trưng, các chi tiết đơn giản nhưng gây được ấn tượng mạnh. Chỉ cần nhìn một lần là người tiêu dùng có thể ghi nhớ ngay logo của doanh nghiệp bạn.
Đi kèm với logo, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng đầu tư slogan. Đảm bảo rằng slogan ngắn gọn, thể hiện được ưu điểm, hướng đến khách hàng mục tiêu. Theo các chuyên gia, những chi tiết tưởng rằng rất nhỏ này lại quyết định đến sự thành bại của thương hiệu. Tốt nhất bạn nên cẩn thận khi chọn logo và slogan cho doanh nghiệp.
Ví dụ, shopee khi ra mắt người tiêu dùng đã chọn màu da cam đặc trưng cho thương hiệu. Khác hẳn với màu xanh da trời của Tiki hay màu đỏ của thương hiệu Sendo.
Cùng với màu sắc của thương hiệu, slogan của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau. Nhắc đến shopee, khách hàng sẽ nhớ ngay đến câu nói “Thích shopping, lướt shopee”. Slogan của Trần Anh là Chuyên gia điện máy. Slogan của ông lớn Apple là “Think different” (Hãy suy nghĩ khác biệt)...
Doanh nghiệp nên xác định phân khúc thị trường mục tiêu cụ thể để phát triển kinh doanh. Sau khi đã định vị được thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp cần xây dựng được nhóm khách hàng mục tiêu.
Tùy theo phân khúc thị trường bạn xác định mà đưa ra định vị thương hiệu phù hợp nhất. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phân khúc cao cấp thì nên chọn các slogan hướng đến sự tiện nghi, đẳng cấp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ở phân khúc giá rẻ có thể kết hợp với slogan vừa với túi tiền, sản phẩm bình dân… Nếu bạn còn băn khoăn về việc định vị thương hiệu thì nên thuê đơn vị Agency chuyên nghiệp để nhận được tư vấn tốt nhất. Với những kinh nghiệm của mình, các Agency chuyên nghiệp sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cho doanh nghiệp bạn.
Một trong những kinh nghiệm xương máu của những ông lớn muốn thành công trên thương trường đó là cần tạo dựng được sự khác biệt. Nếu giữa hàng ngàn, hàng triệu doanh nghiệp mà sản phẩm của bạn không ghi được dấu ấn thì rất khó cạnh tranh được với những thương hiệu lâu năm.
Trên thương trường, kinh nghiệm lâu đời là lợi thế nhưng sự khác biệt, đột phá sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trẻ vươn lên. Nếu làm được điều này, bạn có thể thay thế những “ông lớn” trong phân khúc thị trường.
Trước đây, Yahoo từng rất được giới trẻ ưa chuộng. Ứng dụng Yahoo từng làm mưa làm gió trên thị trường khi vượt mốc 120 triệu người dùng trong 2009. Tuy nhiên, sau đó có nhiều ứng dụng mới ra đời với các tính năng thông minh hơn. Yahoo đã rơi vào lãng quên và phiên bản trên máy tính bị ngừng hoạt động vào giữa 2016.
Sau đó thị trường chatbox trực tuyến ghi nhận sự lên ngôi của hàng loạt ứng dụng mới như: Messenger, Telegram, Zalo…
Như vậy, có thể thấy, để tạo dựng thương hiệu thành công thì cần sự hội tụ của nhiều yếu tố khác nhau. Muốn cạnh tranh tốt và gây dựng được niềm tin từ người tiêu dùng, bạn nên biết cách tạo sự khác biệt, hướng đến khách hàng trong phân khúc thị trường kinh doanh của mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm