Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:17 14/07/2022

5 bài học kinh doanh thông minh từ thương hiệu cà phê Starbucks

Câu chuyện về cà phê Starbucks – thương hiệu bán lẻ cà phê nổi tiếng thế giới được xem là một trong những câu chuyện kinh doanh thành công vĩ đại nhất nước Mỹ vào thế kỷ 21.

Chính thức xuất hiện trên bản đồ kinh doanh của thế giới từ năm 1971, tới nay, sau hơn nửa thế kỷ, thương hiệu cà phê Starbucks hiện đã có mặt tại 65 quốc gia, với hơn 21.000 cửa hàng. Thậm chí chỉ bằng những ly cà phê, Starbucks còn có thể tạo ra một “lối sống Starbucks” trên khắp nước Mỹ và thay đổi cách mọi người uống cà phê từ các châu lục khác nhau. Dưới đây là 5 bài học kinh doanh đắt giá mà bất kì doanh nghiệp nào cũng nên học hỏi từ thương hiệu này.

Bài học kinh doanh thứ nhất: Định vị bản thân ngay từ ngày đầu tiên

Starbucks luôn hướng mình là một người bạn thân thiết của khách hàng. Không đơn thuần là một tiệm cafe, Starbucks biến các cửa hàng của mình thành một địa chỉ được nhắc đến đầu tiên khi mọi người muốn tụ họp bạn bè, hay các doanh nhân muốn tìm một địa điểm để trao đổi, đàm phán. Starbucks cũng là nơi mà mọi khách hàng đều muốn ghé qua sau những bộn về của công việc.
Thông điệp Starbucks truyền tải là bất kì đối tượng khách hàng nào, ở độ tuổi nào thì đều sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với cửa hàng của họ.

Bài học kinh doanh thứ hai: Khách hàng là thượng đế - Nhân viên là người thân

Thời điểm khách hàng bước chân vào những cửa hàng bán lẻ, họ bắt đầu đặt một đơn hàng, nhận một cách cà phê tươi và cuối cùng là thư giãn. Trong quá trình đó, nhân viên không làm bất cứ điều gì khi không có sự cho phép của khách hàng, gây mất thời gian hay khiến họ phải chờ đợi quá lâu; hoặc không tự ý làm phiền khi họ đang nghe nhạc hay làm việc. Starbucks cho khách hàng cảm nhận rằng họ thực sự được doanh nghiệp tôn trọng từ những điều nhỏ nhất.
Đó là cách chăm sóc đối với khách hàng. Còn với nhân viên thì sao? Một điểm cộng tuyệt vời từ thương hiệu cafe nổi tiếng này đó là chế độ chăm sóc nhân viên tốt đến nỗi, không một nhân viên nào muốn bỏ đi. Nhân viên bán hàng là cánh tay đắc lực trực tiếp tiếp xúc và nắm bắt tâm lý khách hàng. Vì vậy mà Starbucks luôn dành sự quan tâm nhất định đến nhân viên của họ. Khi đã hiểu nhân viên, sẽ dễ dàng khai thác và giúp họ phát huy những tiềm năng của bản thân.

Bài học kinh doanh thứ ba: Chọn đối tác thông minh và chiến lược hợp tác cùng phát triển

Năm 1993, Starbucks hợp tác với hiệu sách Barnes và Noble ở Hoa Kỳ để dành cho những khách hàng của họ những cuốn sách về cà phê. Hai năm sau, Starbucks thành lập một liên minh “Canadian Bookstore Chapters” nhằm tiếp tục thực hiện chiến lược tạo chỗ đứng cho phân ngành cửa hàng sách. Starbucks cũng tạo mối quan hệ đối tác với Pepsi-Cola vào năm 1996 để bắt đầu công việc kinh doanh vừa hết hạn với một công ty nước giải khát khác ở Bắc Mỹ, ra đời phiên bản đồ uống đóng chai Starbucks Frappuccino. Trong năm đó, Công ty cũng hợp tác với Dreyer’s Grand Ice Cream để cho ra đời Starbucks Ice Cream và quán bar có tên Starbucks Ice Cream, nhanh chóng trở thành điểm bán kem cà phê chạy nhất Hoa Kỳ. Năm 2001, công ty gia nhập vào mối quan hệ đối tác với Hyatt Hotels Corp.
Từ những ví dụ trên có thể thấy, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Starbucks là sáng kiến hợp tác chiến lược với nhiều thương hiệu khác, và quan trọng là họ biết chọn lựa đối tác phù hợp, từ đó giúp mình tiếp cận khách hàng một cách tối ưu. 

Bài học ở đây là gì? Đối với doanh nghiệp nhỏ để có được thành công, bạn phải nhận ra rằng, một mình bạn không thể lấp đầy được những khoảng trống trong việc phục vụ nhu cầu của thị trường mục tiêu. Bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ những đối tác khác, những người sẵn sàng làm việc với bạn và chia sẻ rủi ro tài chính; nhằm mục đích giúp bạn gia nhập các thị trường mới và có được sản phẩm và dịch vụ thật nhanh chóng; đồng thời, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp tốc độ trao đổi công nghệ mới giống như Starbucks đã từng làm và thành công.

Bài học kinh doanh thứ tư: Mang tới cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo chỉ có thể có ở thương hiệu Starbucks

Starbucks tạo ra những cửa hàng bán lẻ hấp dẫn, thoải mái với thiết kế thu hút sự chú ý của khách hàng. Bạn sẽ tìm thấy những chiếc ghế đệm gỗ cùng mang không dây tốc độ cao, lựa chọn những bài nhạc phát trong quán trong khi đang nhâm nhi ly cà phê yêu thích của họ. Những đổi mới sản phẩm và cửa hàng sẽ tăng trải nghiệm cho khách hàng. Họ không cần phải đến trụ sở chính tại Seattle mà vẫn có thể cảm nhận được một không khí Starbucks đích thực ở bất cứ đầu trên thế giới. Và một trong những điều đặc biệt của thương hiệu Starbucks đó là không nhượng quyền kinh doanh để có thể kiểm soát chặt chẽ hơn và phát triển bền vững trong tương lai.

Bài học kinh doanh thứ năm: Không ngừng sáng tạo – Không ngừng nỗ lực – Trách nhiệm tận tụy với khách hàng

Ngay khi nhận thấy nhu cầu khách hàng có xu hướng ngồi lại tại quán trong một khoảng thời gian tương đối lâu, Starbucks đã cung cấp dịch vụ truy cập wifi miễn phí từ năm 2010. Ở thời điểm hiện tại, Starbucks còn cho phép khách hàng thanh toán qua ứng dụng của iPhone. Đây là thương hiệu đầu tiên tại Mỹ áp dụng hình thức thanh toán mới mẻ này.
Duy trì yếu tối cốt lõi truyền thông, nhưng không ngừng đổi mới, sáng tạo, thích nghi với nhu cầu của khách hàng là những gì mà thương hiệu này đang làm.
Ngoài ra, cách giải quyết vấn đề khi xảy ra sự cố của Starbucks cũng giúp thương hiệu này luôn giữ được vị trí độc tôn trong lòng khách hàng, vì trong dịch vụ, sai sót là điều khó tránh khỏi. Ví dụ, khi tính nhầm hóa đơn, ghi nhầm thức uống, … các nhân viên sẽ nhanh chóng nhận lỗi và sửa sai với khách hàng, xử lý mọi sự cố một cách linh hoạt, để không làm ảnh hưởng đến khách hàng của họ.
Sự thành công của Starbucks chắc chắn sẽ gợi mở nhiều điều giúp bạn có thêm những ý tưởng tuyệt vời cho thương hiệu của bạn. Hãy chắt lọc và áp dụng một cách linh hoạt, thông minh cho doanh nghiệp của mình nhé! Chúc các bạn thành công!

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm