Thị trường hàng hóa
Tỷ lệ lạm phát đang tăng, bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy điều này ở các siêu thị, đại lý, cửa hàng buôn bán. Việc lợi nhuận kinh doanh giảm và chi phí lao động tăng cao đã đặt ra nhiều vấn đề. Các công ty lớn như Tesla, Netflix, Wells Fargo và Carvana đang đối mặt với tình trạng ngừng tuyển dụng và sa thải nhân viên. Các ngân hàng và chuyên gia kinh tế liên tục cảnh báo về một cuộc suy thoái sắp diễn ra.
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng và suy thoái kinh tế có thể xảy ra, nhiều doanh nghiệp đang tự hỏi mình cần làm gì để vượt qua nó? Trải qua cuộc đại suy thoái, các nhà quản lý sẽ nhận ra bài học: Đừng lấy nền kinh tế khó khăn làm cớ để biện minh cho việc không thể kiểm soát hoạt động kinh doanh.
Một cuộc suy thoái kinh tế không phải trò đùa. Nó có thể dễ dàng khiến chủ doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm mất phương hướng. Thống kê từ cuộc khảo sát ở các doanh nghiệp nhỏ cho thấy, 74% doanh nghiệp đang đối phó với việc chi phí gia tăng, 45% doanh nghiệp đang đối phó với việc tăng tiền lương.
Mike Kappel, người sáng lập và CEO của Patriot Software, LLC, có hơn 30 năm kinh nghiệm kinh doanh ở các công ty khởi nghiệp, đã nêu ra 4 phương hướng giúp các doanh nghiệp vượt qua lạm phát.
Đã bao nhiêu lần bạn mua thứ gì đó và lập tức cảm thấy nó thực sự không cần thiết? Cũng có rất nhiều người đã từng giống như bạn.
Điều này cũng có thể xảy ra với doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, bạn mua phần mềm kế toán chi phí cao mà không cần thiết. Do đó, hãy xem xét kỹ chi tiêu của doanh nghiệp và thực hiện các thay đổi.
Thống kê và cắt giảm những chi phí không cần thiết như: các chi phí hoạt động, tiện ích, quảng cáo…
Bạn có thể sẽ không thể chi trả cho việc tăng lương cho nhân viên trên diện rộng để theo kịp tỷ lệ lạm phát, hoặc mức điều chỉnh chi phí sinh hoạt tăng cao. Thế nhưng, bạn vẫn cần có kế hoạch cho việc tăng lương cho nhân viên khi thời kỳ lạm phát và suy thoái.
Ngay bây giờ, bạn có thể đối mặt với tình trạng xin nghỉ việc của nhân sự. Làm thế nào để bạn có thể giữ chân những nhân tài cho công ty khi mà bạn không đủ tiền để tăng lương cho họ? Câu trả lời là hãy áp dụng các sáng kiến với tiền lương thay thế như: Tăng ngày nghỉ cho nhân viên; Tạo điều kiện làm việc tại nhà; Chia sẻ lợi nhuận kinh doanh với nhân viên; Tặng gói chăm sóc sức khỏe tốt hơn; Đưa ra kế hoạch nghỉ hưu hấp dẫn cho nhân viên.
Với việc làm này, bạn có thể giữ chân những nhân tài cho công ty và vẫn giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ chi phí tăng cao này.
Nếu là một nhà bán lẻ, bạn cũng sẽ từng đau đầu vì vấn đề hàng tồn kho. Bởi, hiện tại người tiêu dùng đã dần chuyển từ việc thích mua sắm sang sử dụng các dịch vụ du lịch.
Nếu bạn đang nhận thấy doanh số bán hàng chững lại, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét một số biện pháp giúp thúc đẩy doanh số bán hàng như: Thay đổi chiến lược marketing của doanh nghiệp; Giảm giá các sản phẩm; Ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới; Tặng Upsell và cross-sell cho khách hàng.
Bạn sẽ không thể cải thiện được thứ gì đó nếu bạn không hiểu nó. Năm 2008, công ty khởi nghiệp Career Marketplace phải đối mặt với tình trạng tồn tại hay giải thể. Ban đầu, cuộc đại suy thoái được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng xấu của công ty. Thế nhưng sau đó, các nhà phân tích chỉ ra rằng những gì đang xảy ra trong công ty mới là nguyên nhân thật sự gây ra tình trạng suy yếu.
Mike Kappel từng dành 1 tháng cùng đội ngũ quản lý tìm hiểu các quy trình trong và ngoài công ty. Khi làm như vậy, ông chợt nhận ra có rất nhiều thứ dư thừa và kém hiệu quả, tiêu hao chi phí của công ty.
Rất nhiều người cũng đã đổ lỗi cho nền kinh tế khi gặp khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Khi phân tích doanh nghiệp của mình, bạn nên tự hỏi: Lợi tức đầu tư (ROI) của công ty như thế nào? Có công việc nào có thể sắp xếp hợp lý hơn như kế toán hoặc bảng lương không? Liệu có chi phí nào không cần thiết có thể cắt giảm không? Khách hàng có hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng ta không?
Để làm được điều này, bạn nên dành thời gian nói chuyện với nhân viên và khách hàng. Thu thập các phản hồi chân thực từ nhân viên và khách hàng. Ngoài ra, hãy xem các báo cáo thống kê từ kế toán của công ty(ví dụ: báo cáo lãi lỗ, bảng cân đối kế toán, v.v.) và ngân sách.
Việc phân tích một doanh nghiệp có thể tốn thời gian, khiến bạn stress hoặc nản lòng. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự dành thời gian để tìm hiểu nó, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm