Thị trường hàng hóa
Gucci là một trong những thương hiệu sang trọng nổi tiếng nhất trên thế giới. Với thiết kế sáng tạo và sang trọng, Gucci được xem là một di sản độc quyền, chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng và sự khéo léo hoàn hảo.
Trong một thời gian dài, Gucci là biểu tượng của những nhân vật tên tuổi và nhiều ngôi sao điện ảnh lớn, điển hình là Jackie Onassis hay Elizabeth Taylor.
Bất chấp định vị thương hiệu xa xỉ và cao cấp của mình, Gucci đã thực hiện nhiều nội dung dí dỏm, những hình ảnh meme hài hước phù hợp với tập khách hàng Millennials (thế hệ Y). Các nội dung nhanh chóng được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang xã hội và đạt 120 triệu lượt tiếp cận (tính đến năm 2017).
Để tiếp cận thị trường tỷ dân Trung Quốc, Gucci đã định vị thương hiệu bằng cách lên chiến lược marketing trên Wechat - Facebook của Trung Quốc với số lượng người truy cập mỗi ngày ở con số hàng triệu người.
Tương tác qua ứng dụng trò chuyện sẽ đạt hiệu quả tốt hơn trên blog hoặc qua trang web. Nhận ra được điều này, Gucci đã tạo ra hai chương trình nhỏ trên nền tảng này để tăng tương tác người dùng, đây là chiến lược Marketing của Gucci đánh vào Social Media với số lượng người sử dụng rất lớn.
Bằng cách tạo tính năng giải trí “Gucci vẻ đẹp tự biểu hiện”. Với tính năng này, người dùng có thể chụp ảnh hoặc tải lên hình đại diện, sau đó họ có thể thêm một số yếu tố dễ thương liên quan tới Gucci vào ảnh. Tính năng này thu hút lượng lớn người trẻ tuổi tham gia và sử dụng.
Tặng “Thẻ quà tặng” bằng cách tăng tương tác, chia sẻ bài viết. Với cách sử dụng đơn giản của thẻ, chắc chắn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cao cấp. Hệ thống “tương tác và hướng dẫn mua sắm” được người tiêu dùng đánh giá rất cao và tạo lưu lượng truy cập trên Wechat về Gucci.
Chiến lược marketing của Gucci nhắm vào những người nổi tiếng tại thị trường Trung Quốc có thị hiếu mua sắm lớn này. Thực sự với chiến lược thông minh và tài “dùng người” đúng đắn thì dựa vào những Influencer đã đem về cho Gucci con số ấn tượng mà các thương hiệu khác đôi khi còn thèm khát.
Gucci từng hợp tác với Gogoboi (Ye Si) - một blogger, viết về những hướng dẫn phong cách và là nhà phê bình về các biểu tượng văn hóa ở Trung Quốc. Thương vụ hợp tác này giúp Gucci bán hết một bộ sưu tập mang tên Bộ sưu tập kỳ nghỉ 2017 chỉ trong vòng 5 ngày. Tất cả các mặt hàng được quảng bá đã được bán hết, có thể so sánh ngang với doanh thu của Givenchy vào tháng Bảy.
Gucci cũng hợp tác với Li Yu Chun - một ca sĩ và nữ diễn viên nhạc pop nổi tiếng ở Trung Quốc. Sau khi giành giải thưởng Super girl năm 2005, cô bắt đầu trở thành biểu tượng thời trang hơn một năm. Năm 2015, cô được chọn là một trong những nhà lãnh đạo thời trang toàn cầu. Đối với Gucci, Li Yu Chun đại diện cho nữ quyền theo một cách nào đó. Cô đã phá vỡ khuôn mẫu của phụ nữ châu Á đang ngọt ngào và dịu dàng, thể hiện một phong cách androgyny (sự kết hợp giữa nam tính và nữ tính) đã được chứng minh là phù hợp với Gucci.
Với chiến lược quảng cáo gây shock được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ về chủ đề nhạy cảm, Gucci nhanh chóng thu hút sự chú ý, thảo luận của giới mộ điệu thời trang cũng như người tiêu dùng. Lý do đằng sau sự thành công của chiến thuật đưa “sex sells” vào có thể đến từ nỗi ám ảnh với những nhân vật nổi tiếng trong văn hóa nhạc pop, pha trộn chút “pop moment” – thứ dùng để gọi đến “sự trở lại của sự quyến rũ” trong thời trang. Đây được xem là một trong những chiến lược marketing độc đáo của Gucci.
Đối với Gucci, chiến thuật này được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và nó đã đem lại một sự hiệu quả vô cùng dễ chịu. Lý do đằng sau sự thành công của chiến thuật này có thể đến từ sự lên ngôi của nỗi ám ảnh đối với những nhân vật nổi tiếng trong văn hóa nhạc pop (pop culture), pha trộn với những “pop moment” – thứ mà người ta hay gọi là “sự trở lại của sự quyến rũ” trong thời trang
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm