Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:00 27/05/2023

Xây dựng thế hệ doanh nhân trên cơ sở những công nghệ mới

Chia sẻ tại phiên Hội thảo 5 với chủ đề “Hợp tác CNTT Việt Nam - Châu Á” ngày 25/5, đại diện FPT, Luvina, Salemall, Eupfin… đã giới thiệu năng lực của đơn vị mình, bày tỏ mong muốn hợp tác để giải quyết và mở rộng mạng lưới “go global”.

Đại diện Eupfin Technology chia sẻ những kinh nghiệm hợp tác với các đối tác Việt Nam.

Vẫn còn nhiều “nỗi đau” chưa được các nền tảng số giải quyết

Phát biểu mở đầu hội thảo, đại diện Cục Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia - Bộ TT&TT, ông Nguyễn Trọng Khánh cho biết, CĐS ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2020, trong đó Chính phủ phát triển chính phủ số để dẫn dắt toàn bộ nên kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam phát triển. Đồng thời, dựa vào doanh nghiệp (DN) công nghệ số để phát triển với những công nghệ mới.

Ông Khánh cũng đã điểm lại những kết quả ban đầu ở Việt Nam. Như với hạ tầng số, tỷ lệ người sử dụng di động chiếm 85%, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng băng rộng đạt 75%, băng thông tại Việt Nam cũng ở mức khá cao với tốc độ 33,9 Mbps trên di động và 67,96 Mbps trên Internet băng rộng cố định. Còn chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đã thu được những kết quả tích cực, 80% các dịch vụ công đã thực hiện trên trực tuyến, 54,34% hồ sơ đã được nộp điện tử, tỷ lệ DN sử dụng hoá đơn điện tử đạt 100%, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) chiếm 7,5% của ngành bán lẻ…

Cục CĐS Quốc gia xác định CĐS là đưa toàn bộ người dân, DN, cơ quan lên môi trường mạng, trong đó nền tảng số là cốt lõi để tạo môi trường cho mọi thành phần lên mạng”, ông Khánh nói.

Hiện đã có những nền tảng số tiêu biểu như điện toán đám mây chính phủ, bản đồ số, nền tảng thu thập và chia sẻ dữ liệu, khoá học trực tuyến mở, hoá đơn điện tử, tra cứu nguồn gốc nông nghiệp… Mặc dù vậy, các nền tảng số này chủ yếu để giải những bài toán lớn, phục vụ cho cơ quan nhà nước. Do đó, Bộ TT&TT mong muốn thời gian tới sẽ có thêm những nền tảng số để CĐS cho DN và người dân lên môi trường số như họp trực tuyến, đại học số, kế toán điện tử, TMĐT, du lịch số…

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT xác định để CĐS phải đi tìm “nỗi đau” - những vấn đề hiện tại đang gặp phải cần giải quyết. Do đó, Bộ đã xây dựng trang web C63.mic.gov.vn để công bố 72 bài toán đang gặp phải từ cửa khẩu, quản lý giao thông, xóa đói giảm nghèo, lũ lụt… và kêu gọi sự tham gia của các DN công nghệ tìm ra phương án giải quyết. “Trong số này, có 12 bài toán đã tìm được một phần nào đó lời giải và 28 bài toán chưa có giải pháp”, ông Khánh bày tỏ.

Hợp tác để giải quyết những bài toán lớn trong tương lai

Cũng tại hội thảo, đại diện GMO-Z.com RUNSYSTEM, Bkav, Salemall, Luvina, Eupfin Technology, FPT Software đã chia sẻ về năng lực đơn vị mình và cơ hội hợp tác với những đối tác nước ngoài.

Chia sẻ tại sự kiện, theo ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc điều hành của Salemall, hiện thị trường phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a service - SaaS) đang có khoảng 543 đơn vị cung cấp, với doanh thu thị trường năm 2022 đạt 144,5 triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên 282,5 triệu USD vào năm 2027.

Sau 7 năm thành lập, Salemall đang có một hệ sinh thái gồm 7 sản phẩm chính cho các nhà bán hàng, DN vừa và nhỏ bao gồm: Fchat.vn với 185.000 người dùng; Salekit với 20.000 khách hàng; Salekit.io với 40 nghìn người sử dụng; Sukien.net với 200.000 người dùng; Salemall.vn; Logistic; Checkout.vn. Công ty cũng đã đi ra thị trường nước ngoài được 3 năm và hiện đang có văn phòng tại Mỹ, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines.

“Hiện Salemall đang có khoảng gần 300.000 khách hàng DN vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á”, ông Đức nói.

Cũng theo ông Đức, sau 5 năm phát triển hệ thống SaaS, Salemall đã bước vào giai đoạn tiếp theo và chuyển mình thành một công ty fintech, tập trung vào xử lý dữ liệu lớn, khi mà công ty đang có khoảng 20 triệu khách hàng mua hàng thường xuyên và 30.000 người bán hàng đa kênh trên hệ thống. Chưa kể, các DN vừa và nhỏ - đối tượng khách hàng của Salemall và người mua đang cần rất nhiều các giải pháp liên quan đến tài chính như vay ưu đãi để tránh “gãy” dòng vốn, mua trước trả sau.

Trong thời gian tới, Salemall mong muốn hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để giải quyết các vấn đề chính. Đầu tiên, đó là việc kết hợp cùng khai thác tập người bán hàng của Salemall để kinh doanh trên toàn cầu. Tiếp theo, Salemall mong muốn kết nối thêm với các giải pháp AI Chatbot để từ đó tối ưu hoá quy trình hoạt động của các DN.

Công ty cũng muốn mở rộng mạng lưới bán hàng của mình bằng việc đưa các sản phẩm hợp tác lên trên hệ thống Salemall, khi đó sẽ có một đội ngũ hàng nghìn người bán hàng nhập và kinh doanh.

Cuối cùng, Salemall mong muốn hợp tác với những nền tảng blockchain để cung cấp các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới”, ông Đức kết luận.

Xây dựng một thế hệ doanh nhân cho Việt Nam trên cơ sở những công nghệ mới

Chia sẻ về “Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và cơ hội hợp tác quốc tế”, ông Từ Minh Hiệu, Phó Trưởng phòng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), Cục Phát triển thị trường và DN khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp trong thời gian 10 năm trở lại đây đã có sự phát triển vượt bậc. Điều này thể hiện qua Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2022 đã tăng 5 bậc so với năm 2021 lên vị trí 54, hay việc TP. Hồ Chí Minh lọt top 200 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu (tăng 68 hạng so với năm 2021).

Thời gian qua, Bộ KH&CN đã triển khai nhiều hoạt động giúp kết nối, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, tiêu biểu như sự kiện Techfest được tổ chức lần đầu tiên năm 2015. Hiện tại, Techfest đã có 34 làng công nghệ, bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Từ năm 2021, Việt Nam cũng đã thúc đẩy phát triển các hoạt động ĐMST mở, kết nối nhiều nguồn lựa bên ngoài để giải quyết bài toán bên trong DN. Tiêu biểu như thương vụ hợp tác giữa FPT và Base.vn, Grab đang làm việc với các công ty như Dat Bike để phát triển công nghệ xanh… Hay tại Bắc Giang cũng đã thử nghiệm mô hình liên kết giữa cơ quan - DN - tổ chức xã hội.

Thông qua hoạt động hệ sinh thái như đào tạo, kết nối DN…, chúng tôi mong muốn xây dựng một thế hệ doanh nhân mới cho Việt Nam trên cơ sở những công nghệ mới”, ông Hiệu nói.

Về cơ hội hợp tác, từ những câu chuyện liên quan đến đào tạo phát triển nhân lực, hợp tác để trình diễn, thí điểm mô hình mới hay cơ hội phát triển, trung tâm ĐMST, Bộ KH&CN sẽ luôn lắng nghe và kết nối, cũng như ban hành chính sách, tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái quốc gia.

Đọc thêm

Xem thêm