Thị trường hàng hóa
Theo Bộ TT&TT, quá trình CĐS được dự báo sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ tới. Đối với các tổ chức trong quá trình CĐS cần có các tri thức về CĐS liên quan như: Tư tưởng, lý luận về CĐS, con đường, mô hình CĐS, phương pháp đo lường, đánh giá mức độ CĐS, bài học kinh nghiệm về CĐS, thông tin về các đơn vị tư vấn và các chuyên gia uy tín về CĐS, các giải pháp, nền tảng uy tín về CĐS,...
Tại Việt Nam, quá trìnhCĐS sẽ sinh ra rất nhiều kinh nghiệm quý báu về CĐS mà cần phải tập hợp, lưu trữ lại và phổ biến rộng rãi để mọi người có thể sử dụng, tạo các giá trị gia tăng, phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ cho CĐS.
Theo đó, Kế hoạch do Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số (PMCN&NDS) Việt Nam - Bộ TT&TT thực hiện có mục tiêu đến năm 2025 xây dựng Hệ tri thức về CĐS của Việt Nam để phục vụ hoạt động nghiên cứu, tư vấn thúc đẩy CĐS tại Việt Nam.
Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2025, Hệ tri thức về CĐS của Việt Nam đạt được tối thiểu 50% các đơn vị thực hiện CĐS sử dụng.
Cụ thể, theo kế hoạch đến tháng 9 - 12/2023, đảm bảo thực hiện việc khảo sát, thiết kế Hệ tri thức về CĐS và nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, cách thức thu thập dữ liệu… (Thông tin đưa vào hệ tri thức bao gồm: Tư tưởng, lý luận về CĐS, con đường, mô hình CĐS, phương pháp đo lường, đánh giá mức độ CĐS, bài học kinh nghiệm về CĐS, thông tin về các đơn vị tư vấn và các chuyên gia uy tín về CĐS, các giải pháp, nền tảng uy tín về CĐS…).
Cùng với đó, các mốc thời gian khác cần đạt được: Tháng 01-6/2024 (xây dựng Hệ tri thức về CĐS); tháng 6/2024 (Đưa vào thử nghiệm Hệ tri thức về CĐS); tháng 01 - 12/2024 (thu thập và đưa thông tin về CĐS vào trong hệ tri thức); tháng 12/2024 (Khai trương Hệ tri thức về CĐS của Việt Nam); sau tháng 12/2024 (tuyên truyền, phổ biến Hệ tri thức và tiếp tục thu thập làm giàu Hệ tri thức về CĐS).
Để đảm bảo triển khai, thực hiện hiệu quả các yêu cầu trên, Bộ TT&TT giao trách nhiệm Viện PMCN&NDS Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai cụ thể từng nội dung của kế hoạch theo đúng quy định hiện hành.
Ngoài ra, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ TT&TT có trách nhiệm phối hợp thực hiện kế hoạch, xây dựng cung cấp dữ liệu, đánh giá, phổ biến, tuyên truyền, quảng bá, nhân rộng.
Cũng theo Bộ TT&TT, việc xây dựng Hệ tri thức về CĐS của Việt Nam hiện nay là việc làm cần thiết, cần được ưu tiên, bởi lẽ thực tế thì quá trình CĐS lâu dài, thường xuyên.
Do đó, đối với các đơn vị, tổ chức trong quá trình CĐS cần trang bị các tri thức về CĐS như: Tư tưởng, lý luận về CĐS; con đường, mô hình CĐS; phương pháp đo lường, đánh giá mức độ CĐS; bài học kinh nghiệm về CĐS; thông tin về các đơn vị tư vấn và các chuyên gia uy tín về CĐS; các giải pháp, nền tảng uy tín về CĐS…
Từ những nhận định, đánh giá trên, Bộ TT&TT khẳng định thêm, tại Việt Nam, quá trình CĐS sẽ sinh ra rất nhiều kinh nghiệm quý báu, do đó, các giá trị tri thức cần phải tập hợp, lưu trữ lại và phổ biến rộng rãi để mọi người có thể sử dụng, tạo các giá trị gia tăng, phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ CĐS quốc gia ngày một toàn diện, bền vững.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm