Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:42 12/11/2022

Việt Nam tích cực đánh giá phổ tần 6 GHz mang lại lợi ích cho người dùng

Việt Nam là một trong số các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tích cực đánh giá phổ tần số 6 GHz và xem xét các phương án để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này với mục tiêu đem lại lợi ích cao nhất cho người dùng.

Tiếp nối sự thành công của hội thảo về "Kết nối băng rộng WiFi trên băng tần 6 GHz" được tổ chức trực tuyến tháng 07/2022, hội thảo "Kết nối băng rộng không dây trên băng tần 6 GHz" đã được tổ chức ngày 08/11/2022 tại Hà Nội. Đây là cơ hội để các chuyên gia về kết nối WiFi băng rộng trực tiếp gặp gỡ để tiếp tục thảo luận và lắng nghe chia sẻ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cũng như đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước về định hướng nghiên cứu và tiếp cận hài hòa băng tần 6 GHz trong tương lai.

Ông Lê Thái Hoà, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện - Bộ TT&TT cho biết: chuyển đổi số (CĐS) là một hành trình đặc biệt trong quá trình phát triển của thế giới hôm nay, là cuộc chuyển đổi từ thế giới thực sang thế giới kỹ thuật số, đây là cơ hội lớn nhưng cũng đầy thách thức đối với tất cả chúng ta. Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã đặt ra các mục tiêu và chủ trương, định hướng lớn cho quá trình CĐS quốc gia.

Phó Cục trưởng Cục Tần số VTĐ nhận định một trong những giải pháp đột phá để tăng tốc CĐS quốc gia là làm chủ, xây dựng hạ tầng số đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, xã hội. Kết nối băng rộng bao gồm vô tuyến băng rộng đóng vai trò quan trọng để có thể chuyển sang môi trường số một cách thuận lợi.

"Kết nối băng rộng vẫn luôn là chủ đề chính của lĩnh vực công nghệ số và hiện nay thế giới đang hướng sự chú ý của mình vào việc khai thác băng tần 6 GHz để cung cấp kết nối băng rộng không dây tới người dân và tới các ngành công nghiệp một cách hiệu quả nhất. Đây là một trong những chủ đề nóng tại nhiều hội nghị, diễn đàn quốc tế và khu vực về thông tin vô tuyến trong thời gian vừa qua", ông Lê Thái Hòa chia sẻ thêm.

Phổ tần miễn cấp phép cho Wi-Fi: tài nguyên thiết yếu để phát triển kinh tế số

Cũng tại hội thảo, bà Thảo Griffiths, Giám đốc Chính sách công Việt Nam, Tập đoàn Meta chia sẻ phổ tần miễn cấp phép cho WiFi là một tài nguyên thiết yếu để phát triển nền kinh tế số khi mạng WiFi đã trở thành một phần không thể thay thế để cung cấp kết nối băng rộng. Nhu cầu kết nối và lưu lượng băng thông rộng đã và đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. Đáng chú ý, tính trung bình, có tới 80% lưu lượng truy cập không dây được truyền qua mạng WiFi. Đặc biệt, các thế hệ WiFi mới/WiFi 6E sẽ cho phép rất nhiều ứng dụng mới và mang lại cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.

Ngành công nghiệp WiFi đã chuẩn bị sẵn sàng để cung cấp công nghệ và thiết bị WiFi tiêu chuẩn 6E trong thời gian nhanh nhất: 1400 triệu thiết bị WiFi 6E sẽ gia nhập thị trường vào năm 2025.

Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 60 quốc gia quyết định mở băng tần 6 GHz cho WiFi và hơn 20 quốc gia bắt đầu thủ tục hướng tới việc mở băng tần 6 GHz. Cách tiếp cận để khai thác và sử dụng băng tần 6 GHz như thế nào nhằm đạt được lợi ích tối đa dự kiến là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm lớn tại Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới (WRC-23) sẽ diễn ra trong năm 2023. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tích cực đánh giá phổ tần số 6 GHz và xem xét các phương án để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này với mục tiêu là đem lại lợi ích cao nhất cho người dùng.

Băng tần 6 GHz đang được tiếp cận theo 3 hướng

Hội thảo tập trung thảo luận theo 3 phiên: Phiên 1 về kết nối băng rộng không dây với các nội dung: Sự cần thiết của kết nối băng thông rộng không dây và các trường hợp sử dụng, Công nghệ băng thông rộng không dây mới nhất; Phiên 2 đề cập sự phát triển của Wi-Fi đề cập các giải pháp kết nối khác nhau: WiFi 6E kết hợp với 5G, công suất tiêu chuẩn cho WiFi 6GHz và kỹ thuật AFC; Phiên 3 tập trung đề cập khám phá khả năng truy cập không dây cho Việt Nam và Phiên 4 là các vấn đề liên quan đến phổ tần.

Cục trưởng Cục Tần số VTĐ Lê Văn Tuấn

Qua các bài trình bày tại Hội thảo, ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số VTĐ cho biết Việt Nam xác định CĐS là chiến lược quan trọng phải đi và trong CĐS, hạ tầng số là một công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược CĐS. Trong hạ tầng số thì hạ tầng băng rộng, IoT là một thành tố quan trọng.

Cục trưởng Lê Văn Tuấn cũng khẳng định phổ cập hạ tầng băng rộng tới mọi người dân là một nhiệm vụ quan trọng. Việt Nam đang đặt mục tiêu mỗi hộ gia đình một đường cáp quang, mỗi người dân một điện thoại thông minh (smartphone). WiFi là kết nối cuối cùng từ cáp quang đến các thiết bị trong gia đình, trong đó có smartphone, máy tính… theo đó, không thể để xảy ra nghẽn mạng.

"Băng rộng là phải thông suốt toàn trình để đáp ứng trải nghiệm người dùng cuối. Theo đó, Cục Tần số VTĐ rất quan tâm đến giải pháp WiFi để đưa băng rộng đến từng người dùng và nâng cao trải nghiệm người dùng", Cục trưởng Cục Tần số VTĐ nhấn mạnh.

Cũng theo Cục trưởng Cục Tần số VTĐ, Việt Nam là thành viên tích cực trong cộng đồng khu vực và quốc tế về lĩnh vực này. Nội dung của hội thảo lần này là mới và với tư cách là Chủ tịch nhóm vô tuyến châu Á - Thái Bình Dương (WRC) sẽ thúc đẩy thảo luận nội dung này tại Liên minh viễn thông châu Á - Thái Bình Dương (APT), WRC.

Cục trưởng Lê Văn Tuấn cũng đề nghị các đại diện doanh nghiệp, diễn giả tại Hội thảo tiếp tục tìm giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề này, để không chỉ cho Việt Nam mà cho cả các nước trong khu vực có thể áp dụng vào trong chính sách của quốc gia. Hội thảo lần này mới là thảo luận khởi đầu và mong tiếp tục sự đồng hành trao đổi thông tin của các bên./.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm