Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:17 10/01/2023

Vệ tinh cũ của NASA rơi ngoài khơi Alaska

Sau gần 40 năm bay quanh Trái Đất, một vệ tinh khoa học của NASA đã ngừng hoạt động và lao xuống bầu khí quyển ngoài khơi bờ biển Alaska mà không gây ra thiệt hại gì, theo NASA đưa tin hôm thứ Hai (9/1).

Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận rằng vệ tinh - được nữ phi hành gia Sally Ride đặt vào quỹ đạo năm 1984 - đã quay trở lại vào đêm Chủ nhật vừa rồi trên Biển Bering, cách Alaska vài trăm dặm. NASA cho biết, họ không nhận được báo cáo nào về thương tích hoặc thiệt hại do các mảnh vỡ rơi xuống.

Vệ tinh đo bức xạ Trái Đất (ERBS). Ảnh: NASA

Cuối tuần trước, NASA đã thông báo rằng vệ tinh có nhiệm vụ đo bức xạ Trái Đất nặng 2.450 kg này sẽ rơi trở lại hành tinh xanh và sẽ bốc cháy trong khí quyển, nhưng một số mảnh vẫn có thể tồn tại. Cơ quan vũ trụ Mỹ đặt tỷ lệ các mảnh vỡ rơi xuống làm ai đó bị thương chỉ là 1 trên 9.400.

Cách đây 38 năm, tàu con thoi Challenger đã mang vệ tinh vào quỹ đạo và người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ đã thực hiện nhiệm vụ giải phóng nó. Vệ tinh đã đo ozone trong khí quyển và nghiên cứu cách Trái Đất hấp thụ và bức xạ năng lượng từ mặt trời, trước khi ngừng hoạt động vào năm 2005, vượt xa thời gian hoạt động dự kiến của nó.

NASA cho biết một thiết bị trên vệ tinh ERBS, Stratospheric Aerosol and Gas Experiment II (SAGE II), từng giúp thu thập dữ liệu để xác nhận tầng ozone đang suy giảm trên phạm vi toàn cầu.

Dữ liệu đó đã giúp hình thành Nghị định thư Montreal, một thỏa thuận quốc tế được ký kết vào năm 1987 bởi hàng chục quốc gia, dẫn đến việc giảm đáng kể việc sử dụng chlorofluorocarbons (CFC). Đây là hóa chất phá hủy tầng ozone trên toàn cầu, từng được sử dụng phổ biến trong bình xịt aerosol, tủ lạnh và điều hòa không khí.

Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy nếu lệnh cấm CFC không được thống nhất, thế giới sẽ dẫn đến sự sụp đổ của tầng ozone và sự nóng lên toàn cầu sẽ tăng thêm 2,5 độ C vào cuối thế kỷ này.

Ngày nay, thiết bị SAGE III trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về tình trạng của tầng ozone của Trái Đất.

Đọc thêm

Xem thêm