Thị trường hàng hóa
Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Thông tin Nhật Bản, Trung Quốc hiện đang dẫn đầu về số lượng các bài nghiên cứu khoa học, cũng như có số bài viết được trích dẫn nhiều nhất trên toàn cầu. Điều này được cho rằng sẽ góp phần thúc đẩy tính cạnh tranh của nền kinh tế và công nghiệp Trung Quốc trong tương lai.
Chất lượng của các nghiên cứu khoa học được đánh giá dựa trên số lần được trích dẫn của chúng. Các nghiên cứu của Trung Quốc chiếm 27,2%, tương đương với 4.744 lần trong top 1% những luận văn được trích dẫn nhiều nhất. Con số này giúp Trung Quốc vượt qua tỉ lệ 24,9% của Mỹ, tương ứng với 4.330 lượt trích dẫn. Vương quốc Anh chiếm vị trí thứ ba với con số khiêm tốn 5,5%.
Bộ trưởng của Viện Khoa Học và Chính Sách Công Nghệ Thông Tin Quốc Gia đã tổng hợp những báo cáo dựa trên số liệu thu thập được từ công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu Clarivate. Dữ liệu được công bố đại diện cho 2019 cấp bậc, dựa theo trung bình năm giữa 2018 và 2020 để đưa ra kết quả về sự dao động của số xuất bản. Báo cáo này được công bố vào thứ ba vừa qua, cùng thời điểm mà tổng thống Mỹ Joe Biden ký vào Đạo luật Chips và Khoa học (Chips and Science Act). Chính sách này cam kết đầu tư 280 tỷ USD để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nhằm giành chiến thắng trong cuộc chiến kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.
Công cuộc nghiên cứu khoa học là động lực thúc đẩy cạnh tranh công nghiệp và kinh tế. Những nghiên cứu của hiện tại có sức mạnh quyết định thị phần tương lai trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử, và các lĩnh vực quan trọng khác như an ninh quốc phòng trong tương lai.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng vị thế của mình trong lĩnh vực nghiên cứu tiên tiến. Nước này đã vượt qua Mỹ về số lượng báo cáo khoa học trong năm 2020. Các báo cáo của nghiên cứu sinh Trung Quốc cũng đứng đầu trong danh sách những bài được trích dẫn nhiều nhất, theo số liệu 2021.
Còn vào năm 2019, Trung Quốc đã xuất bản 407.181 bài báo cáo khoa học, con số này ở Mỹ chỉ là 293.434 bài. Xét về top 10% bài được dẫn nhiều nhất, Trung Quốc chiếm 26,6% các ấn phẩm, trong khi Mỹ chiếm 21,1%.
Shinichi Kuroki - Phó tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cho biết: “Trung Quốc là một trong những nước đứng đầu thế giới về số lượng và chất lượng của các bài báo khoa học. Nếu duy trì được phong độ xuất bản các nghiên cứu của mình, Trung Quốc sẽ trở thành nước dẫn đầu thực sự.”
Trong khi đó, Nhật Bản lại bị tụt hậu khá xa. Theo báo cáo mới đây, nước Nhật giữ vị trí thứ 5 về số lượng báo cáo khoa học, và vị trí thứ 10 trong top 1% các nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất. Nhật Bản cũng đã tụt hạng xuống vị trí thứ 12 trong top 10% các bài viết khoa học được trích dẫn nhiều nhất, sau khi bị Tây Ban Nha và Hàn Quốc vượt lên.
Ở Ấn Độ, tổng số trường đại học đã tăng gấp gần 4,6 lần từ 243 trường vào năm 2000, lên tới con số 1.117 vào 2018. Mỗi năm lại có hơn 2 triệu sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học. Ngược lại, ngành nghiên cứu của Nhật Bản đang có chiều hướng giảm dần kể từ giữa những năm 2000, và hiện vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Điều này đang làm dấy lên lo ngại về tác động của chúng lên nền kinh tế và công nghiệp của đất nước này.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm