Thị trường hàng hóa
Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF đã cho biết điều này vào hôm thứ 3 trong một cuộc họp báo trực tuyến nói về bản cập nhật mới nhất của quỹ cho ấn bản tháng 4 của báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới.
Bản cập nhật cho biết những rủi ro suy thoái được nêu trong báo cáo tháng 4 đang dần hiện thực hóa và điều này có thể tồn tại hoặc xấu đi trong tương lai. Những rủi ro này bao gồm cuộc chiến tranh tại Ukraine không thể đoán trước, khả năng cắt xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu, lạm phát tồi tệ hơn và tiếp tục đóng cửa do COVID-19 ở Trung Quốc.
Dự báo mới nhất cho thấy mức giảm 0,4 điểm phần trăm đối với tăng trưởng toàn cầu và 0,8 điểm đối với khu vực châu Á mới nổi và đang phát triển.
Tuy nhiên, dự báo năm 2022 cho khu vực ASEAN-5 - Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam - vẫn không thay đổi ở mức 5,3%. Dự báo tăng trưởng năm 2023 của nhóm đã được hạ 0,8 điểm xuống 5,1%.
Bản cập nhật báo cáo cho biết: “Một kịch bản thay thế hợp lý trong đó rủi ro xảy ra, lạm phát tăng thêm và tăng trưởng toàn cầu giảm xuống lần lượt khoảng 2,6% và 2,0% vào năm 2022 và 2023, điều này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu có quả thấp nhất kể từ năm 1970.”
Những rủi ro như vậy làm cho triển vọng hiện tại “cực kỳ không chắc chắn”. Kịch bản này đặt khả năng suy thoái cho nhóm G7 – gồn 7 nền kinh tế lớn trên thế giới, ở mức gần 15% - gấp bốn lần mức thông thường, mặc dù dự báo cơ sở của nó không cho thấy một cuộc suy thoái toàn cầu.
Theo bản cập nhật, tổng sản phẩm quốc nội thực tế của thế giới ước tính sẽ giảm trong quý thứ hai, lần giảm đầu tiên kể từ năm 2020. IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc 1,1 điểm xuống 3,3%, đây sẽ là mức tăng trưởng chậm nhất trong hơn 40 năm, không kể sự khởi đầu của đại dịch COVID-19.
Bản cập nhật cho biết thêm các đợt đóng cửa do COVID-19 và cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng đang thúc đẩy sự suy thoái kinh tế Trung Quốc.
Tăng trưởng của Nhật Bản được điều chỉnh giảm 0,7 điểm xuống 1,7%.
Theo Gourinchas: “Nhật Bản đang ở trong một tình hình hơi khác so với nhiều nền kinh tế tiên tiến khác.”
Ông nói: “Kinh tế Nhật Bản vẫn còn thấp hơn một chút so với mức sản lượng trước đại dịch. Nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn nhiều yếu kém. Và kết quả là, họ có một sự pha trộn chính sách hơi khác nhau”.
Ấn Độ, quốc gia có dự báo tăng trưởng cao nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào, đã bị hạ 0,8 điểm xuống 7,4%.
Bản cập nhật cho biết: “Đối với Ấn Độ, sự cập nhật mới nhất chủ yếu phản ánh các điều kiện bên ngoài kém thuận lợi hơn và việc thắt chặt chính sách nhanh chóng hơn tại Ấn Độ.”
Tăng trưởng thấp hơn vào đầu năm nay, lạm phát cao hơn dự kiến và chi tiêu tiêu dùng đáng thất vọng đã khiến giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ 1,4 điểm xuống 2,3%.
Bản cập nhật kêu gọi các nhà hoạch định chính sách ưu tiên kiểm soát lạm phát càng sớm càng tốt.
Theo như bản cập nhật: “Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn chắc chắn sẽ làm tăng chi phí kinh tế thực tế, nhưng sự chậm trễ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm chúng.”
Với rất nhiều rủi ro suy thoái được nêu ra và nó đang dần hiện thực hóa, IMF cho biết họ đang chú trọng nhiều hơn vào kịch bản thay thế trong dự báo cập nhật của mình. Điều này bao gồm việc ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt của Nga sang châu Âu, áp lực lạm phát gia tăng và thắt chặt tài chính.
IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 ở mức 2,9%. Nhưng cộng tất cả các rủi ro thay thế lại với nhau, Gourinchas nói, điều này có thể đưa thế giới đi đúng hướng để đạt mức tăng trưởng gần 2% vào năm 2023.
Ông nói: “Hai phần trăm thực sự là một con số thấp đối với nền kinh tế toàn cầu. Đó là một cảm giác mà chúng ta đang tiến gần - thực sự gần - với một cuộc suy thoái toàn cầu.”
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm