Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:00 20/11/2023

Tìm giải pháp thúc đẩy thông tin tin cậy trên môi trường số

DNVN - Trong thời đại số, gần như bất kỳ cá nhân, nhóm cộng đồng hay tổ chức nào cũng có thể trở thành một nguồn tin tức. Theo đó, việc tạo lập chính sách thúc đẩy thông tin đáng tin cậy trên môi trường số tại Việt Nam là điều cần thiết.

Tại buổi trao đổi chuyên môn với chủ đề “Thông tin đáng tin cậy trên môi trường số tại Việt Nam: Trách nhiệm thuộc về ai?” diễn ra mới đây, ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cho biết, hiện nay đã có sự thay đổi trong chuỗi cung ứng tin tức cũng như hành vi tiếp nhận tin tức của độc giả trong thời đại công nghệ số.

Trước đây, các cơ quan báo chí nắm vị thế độc quyền trong sản xuất tin tức, và kênh phân phối tin tức tới độc giả của báo chí là hệ thống các sạp báo.

Tuy nhiên, trong thời đại số, gần như bất kỳ cá nhân, nhóm cộng đồng hay tổ chức nào cũng có thể trở thành một nguồn tin tức. Hệ thống kênh phân phối của họ chính là các nền tảng kỹ thuật số hay mạng xã hội.

“Như vậy, báo chí mất đi vị thế nguồn tin độc quyền, người tiêu thụ tin tức cũng không còn coi báo chí là nguồn thông tin có thẩm quyền duy nhất”, ông Đồng chia sẻ.

Ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS).

Về hành vi tiếp nhận tin tức của độc giả, ông Đồng đã chỉ ra 3 xu hướng đáng chú ý trên thế giới.

Thứ nhất, sự thay đổi về nguồn tin. Báo cáo Nghiên cứu Thế hệ trẻ Việt Nam của Hội đồng Anh (2020) cho thấy, 73% độc giả trẻ Việt Nam (16-30 tuổi) cho rằng mạng xã hội là nguồn thông tin chính cho các vấn đề đương thời.

Ông Đồng đặc biệt nhấn mạnh xu hướng nhiều người có sức ảnh hưởng, người nổi tiếng đang trở thành nguồn cung cấp những thông tin đôi khi không thuộc chuyên môn, thẩm quyền của họ, nhưng lại là nguồn tin được độc giả trẻ rất ưa thích và lựa chọn.

Thứ hai, niềm tin và sự hứng thú của độc giả với tin tức đang suy giảm. Báo cáo Digital News Report 2023 do Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters thực hiện chỉ ra rằng, chỉ 40% người được khảo sát tin tưởng đa số tin tức phần lớn thời gian, và 36% độc giả thỉnh thoảng hoặc thường xuyên né tránh tin tức.

Thứ ba, lo ngại về tình trạng tin giả, tin sai sự thật. Khảo sát của Ipsos và UNESCO (2023) về tác động của thông tin giả cho thấy 85% người được khảo sát quan ngại hoặc rất quan ngại về tác động của tin giả đến người dân nước họ, 78% thường xuyên đọc được thông tin cố tình sai lệch trên mạng xã hội.

Sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng khiến nhiều độc giả lo ngại tình trạng thông tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng trở nên trầm trọng hơn.

Trong phần thảo luận, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã trao đổi về chính sách thúc đẩy thông tin đáng tin cậy trên môi trường số tại Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng, việc bảo đảm thông tin đáng tin cậy trên mạng là trách nhiệm của nhiều bên, trong đó bản thân mỗi người dùng internet là nhân tố quan trọng nhất bởi họ là đối tượng vừa tiêu thụ, sản xuất và chia sẻ thông tin.

Vì vậy, người dân cần được trang bị kỹ năng số tối thiểu khi tham gia vào không gian mạng, không chỉ là kỹ năng tiếp nhận mà còn là kỹ năng chia sẻ thông tin, tranh luận và ứng phó khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan báo chí cần nâng cao vai trò thông tin cho người dân, công bố thông tin đầy đủ, kịp thời và làm sáng tỏ, bác bỏ những thông tin sai sự thật.

Hướng tới việc sửa đổi Luật Báo chí 2016, đại biểu tham dự chia sẻ quan điểm phải mở rộng khái niệm “báo chí” trong luật thành khái niệm “truyền thông”, do khái niệm “báo chí” hiện tại không đủ bao quát thực tiễn phát triển của thị trường báo chí - truyền thông.

Các chuyên gia cũng mong muốn Luật Báo chí sửa đổi sẽ tiếp cận quản lý báo chí theo hướng cởi mở hơn, cho các cơ quan báo chí nhiều không gian hoạt động để hoàn thành tốt sứ mệnh thông tin kịp thời, chính xác, trung thực đến người dân. Qua đó góp phần đẩy lùi các thông tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm