Thị trường hàng hóa
Các chuyên gia và nhà nghiên cứu từ chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cũng như các quan chức từ chính phủ Kenya và Malawi vừa chia sẻ quan điểm về chủ đề này trong buổi phát sóng trực tiếp ID4Africa mới đây.
Sự kiện diễn ra với chủ đề “Hướng dẫn của UNDP và NIST về định danh số và quản trị định danh số”, tập trung giải quyết một số thách thức trong triển khai các dự án định danh số. Những người tham dự đã đồng ý rằng để các hệ thống ID số được triển khai thành công thì các nỗ lực phải vượt qua những cân nhắc về công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Những người tham luận đã nhận thấy rằng, mặc dù tốc độ phát triển và triển khai hệ thống nhận dạng số nhanh chóng nhưng việc thiết kế các khung quản trị phù hợp và mạnh mẽ để hướng dẫn các hệ thống đó vẫn chưa đạt tốc độ tương ứng. Theo quan điểm của họ, các khung quản trị giám sát các hệ thống ID số phải mang tính toàn diện, tin cậy và trách nhiệm.
Trong phiên đầu tiên của cuộc thảo luận, những người tham luận đã xem xét các bài học có thể rút ra từ khung định danh số của UNDP được công bố gần đây, cũng như khung do OECD thiết kế để tăng cường chính sách của chính phủ nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn kể từ năm 2000.
Sarah Lister, người đứng đầu bộ phận quản trị văn phòng hỗ trợ chính sách và chương trình tại UNDP và Barbara Ubaldi, người đứng đầu đơn vị chính phủ số và dữ liệu tại OECD phân tích ý nghĩa của quản trị với ID số. Khung quản trị phù hợp với ID số không chỉ có nghĩa là phải có luật hoặc quy định cụ thể mà đó là sự tập hợp của nhiều thứ.
Sarah Lister cho biết: “Tại UNDP, chúng tôi hiểu quản trị là một hệ thống các giá trị, chính sách và thể chế để xã hội quản lý các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của mình. Điều này có sự tác động lẫn nhau giữa tất cả các bên, bao gồm cả khu vực tư nhân. Tóm lại, đó là cách mà xã hội quyết định và thực hiện quyết định cũng như đạt được sự hiểu biết, thỏa thuận và hoạt động. Sự tham gia của công chúng cũng như sự tự tin và tin cậy của mọi người là rất quan trọng”.
Trong khi đó, Barbara Ubaldi cho hay: “Quản trị không chỉ là có khung pháp lý hoặc quy định. Để làm cho một quy định hoặc luật có hiệu lực, cần phải có một hệ thống gồm các yếu tố khác phối hợp với nhau để tạo ra một môi trường để thực thi các luật hoặc quy định. Nếu muốn có một cơ chế định danh số tốt thì việc có một tổ chức điều phối công việc là chưa đủ mà cần phải có nhiều bên liên quan khác cùng tham gia. Điều quan trọng là phải nói cùng một ngôn ngữ. Cần có một bộ chính sách toàn diện phù hợp với quy định và thậm chí giúp việc thực hiện quy định trở nên dễ dàng hơn".
Còn theo Sarah Lister: “Các hệ thống quản trị cần phải hiệu quả, toàn diện và có trách nhiệm giải trình để đảm bảo sự phát triển bền vững và không ai bị bỏ lại phía sau. Việc đưa ra hướng dẫn về ID số xuất phát từ các quốc gia đối tác và từ kinh nghiệm trong nhiều năm làm việc của cơ quan Liên Hợp Quốc về số hóa và danh tính pháp lý.
Khung ID số của UNDP được thiết kế như một công cụ rất thiết thực để hỗ trợ các quốc gia khi đang phải giải quyết sự phức tạp của tình hình hiện tại. Điều này nhằm giúp mọi người đặt những câu hỏi phù hợp với các khung quy chuẩn để đưa họ tiến lên trong hành trình ID số của mình. Các hệ thống quản trị cần phải hiệu quả, toàn diện và có trách nhiệm để đảm bảo sự phát triển bền vững và không ai bị bỏ lại phía sau”.
Theo Barbara Ubaldi, các khuyến nghị từ khung đề xuất của OECD bao gồm hành động ưu tiên cần được thực hiện bởi bất kỳ chính phủ nào, để đảm bảo hệ thống ID số được phát triển là do người dùng định hướng, có sự quản trị phù hợp và các đặc tính liên quan như khả năng tương tác xuyên biên giới sẽ trở thành hiện thực.
Chia sẻ quan điểm của mình, Nanjira Sambuli, nhà nghiên cứu tại tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, một tổ chức tư vấn phát triển có trụ sở chính tại Hoa Kỳ cho biết, có quá nhiều giả định được các chính phủ đưa ra khi quyết định các khung cho danh tính pháp lý hoặc các vấn đề số từ góc độ rộng hơn.
Theo bà, xã hội dân sự là một bên liên quan quan trọng trong việc có được khung quản trị phù hợp và nhấn mạnh rằng sự tham gia của nhiều bên liên quan là điều cần thiết. Điều quan trọng đối với những người bị ảnh hưởng nhiều từ việc triển khai các khung này phải tích cực tham gia vào quá trình phát triển và triển khai ở các cấp độ khác nhau.
Theo Risa Arai, chuyên gia chương trình về nhận dạng pháp lý tại UNDP và Emrys Shoemaker, Giám đốc công ty dịch vụ nghiên cứu và tư vấn Caribou Digital giải thích chi tiết về khung của UNDP và cách sử dụng. Theo cách khái quát, Risa Arai lưu ý rằng khung này tìm cách giải quyết một số bất cập được quan sát thấy trong các hệ thống nhận dạng.
Cả hai chuyên gia đều nêu chi tiết 8 yếu tố quan trọng để xây dựng khung quản trị ID số mạnh mẽ bao gồm sự bình đẳng và không phân biệt đối xử, trách nhiệm giải trình và pháp quyền, khung pháp lý và quy định, các tổ chức có năng lực, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, giá trị người dùng, mua sắm, chống tham nhũng cũng như sự tham gia và truy cập thông tin.
Marianne Hernandez đến từ tập đoàn kỹ thuật số Access Now và Adeboye Adegoke đến từ Paradigm Initiative cũng chia sẻ quan điểm về cách thiết kế và triển khai hệ thống ID số tốt hơn.
Hai chuyên gia cho biết, chiến dịch này là một phần công việc mà các tổ chức của họ đã thực hiện trong nhiều năm qua, một khung ID số tốt sẽ giải quyết các vấn đề như phân biệt đối xử, quyền riêng tư và bảo mật cũng như những lo ngại về giám sát.
Từ góc độ chính phủ, GS. Julius Bitok, Sở Di trú và Nhập tịch thuộc Bộ Nội vụ của Kenya giải thích những nỗ lực của Kenya để có được một hệ thống ID số hiệu quả. “Kenya đang trên đường hướng tới ID số. Đối với chúng tôi đó là một nỗ lực rất quan trọng. Kenya cảm thấy đã đến lúc phải hòa nhập với phần còn lại của thế giới”.
Về việc đưa ra khung quản trị phù hợp, Julius Bitok cho biết, rất nhiều công việc đã và đang được thực hiện để đảm bảo “thu hẹp mọi khoảng cách và thu hút mọi người đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình này”.
Mphatso Sambo, Phòng đăng ký quản lý cư trú quốc gia Malawi đã chia sẻ kinh nghiệm của đất nước ông. Ông cho biết, nước này đang tìm cách sửa đổi Đạo luật đăng ký cư trú quốc gia với kế hoạch đưa vào một số khuyến nghị trong khung quản trị ID số của UNDP.
Mphatso Sambo cũng cho biết: “Một nhà tư vấn đang hỗ trợ chúng tôi, đảm bảo rằng chúng tôi tuân thủ khung của UNDP”. Malawi hiện có tỷ lệ bao phủ ID số cao nhất trong số các quốc gia châu Phi.
Ryan Galluzzo, người đứng đầu chương trình nhận dạng của bộ phận An ninh mạng Ứng dụng của NIST đã nói rằng, những cập nhật đối với nguyên tắc ID số của tổ chức được thúc đẩy bởi nhiều lý do, bao gồm cả sự xuất hiện của các mối đe dọa mới và các mô hình tấn công đang phát triển.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm