Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 07/08/2023

Số hoá giúp thương mại toàn cầu vẫn có những bước tiến

Những ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch COVID-19, bất ổn địa chính trị và lạm phát cao tiếp tục là những thách thức đối với thương mại quốc tế.

Bất chấp những khó khăn hiện tại trên toàn cầu, các quốc gia vẫn đang tiếp tục hướng tới một môi trường thương mại hiệu quả và không bị gián đoạn bằng cách đơn giản hóa và số hóa các thủ tục trong thương mại quốc tế.

Theo tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thuận lợi hóa thương mại là những hoạt động làm đơn giản hóa các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồm những hoạt động, thông lệ và các thủ tục liên quan đến việc thu thập, lưu chuyển và xử lý số liệu cũng như các thông tin khác liên quan đến việc lưu chuyển hàng hóa trong thương mại...

Những ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch COVID-19, bất ổn địa chính trị và lạm phát cao tiếp tục là những thách thức đối với thương mại quốc tế. Bất chấp những khó khăn hiện tại trên toàn cầu, các quốc gia vẫn đang tiếp tục hướng tới một môi trường thương mại hiệu quả và không bị gián đoạn bằng cách đơn giản hóa và số hóa các thủ tục trong thương mại quốc tế.

Thực trạng thuận lợi hóa thương mại ở các quốc gia

Theo khảo sát toàn cầu lần thứ 5 của Liên Hợp Quốc về tạo thuận lợi cho thương mại số và bền vững (United Nations Global Survey on Digital and Sustainable Trade Facilitation) đối với 161 quốc gia, đã cho thấy những tiến triển trong tạo thuận lợi thương mại hiệu quả hơn cùng với tỷ lệ thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi chung cho thương mại số và đã tăng hơn 6% trong giai đoạn 2021 - 2023.

Tỷ lệ thực hiện trung bình toàn cầu hiện ở mức 68,7%. Tỷ lệ thực hiện cao nhất được ghi nhận ở các nền kinh tế phát triển (85,3%), tiếp theo là các quốc gia ở Đông Nam Á và Đông Á (76,6%). Quần đảo Thái Bình Dương có tỷ lệ thực hiện thấp nhất (42,3%).

Trong khu vực Uỷ ban Kinh tế Liên Hợp Quốc châu Âu (UNECE), tỷ lệ thực hiện tạo thuận lợi thương mại trung bình đã tăng từ 76% vào năm 2021 lên 80% vào năm 2023. Tỷ lệ thực hiện là cao nhất đối với những biện pháp cũng được đưa vào Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO (WTO Trade Facilitation Agreement). Khảo sát toàn cầu năm 2023 của Liên Hợp Quốc (2023 UN Global Survey) bao gồm 48 quốc gia trong khu vực UNECE, với việc bổ sung 4 quốc gia mới: Iceland, Latvia, Slovenia và Turkmenistan.

Đông Nam Âu (Southeastern Europe) đã đạt được mức tiến bộ vượt bậc với tỷ lệ thực hiện 71%, sau mức tăng ấn tượng 8% kể từ năm 2021. Với mức tăng 6%, các quốc gia ở Kavkaz và Türkiye cũng đạt được tiến bộ đáng kể đạt 84%. Nhóm tiểu vùng Trung Á, bao gồm 5 quốc gia đang phát triển không giáp biển (LLDC) đã tăng tỷ lệ thực hiện thêm 4%, đạt 67%. Ngược lại, việc thực hiện ở Đông Âu vẫn chỉ ở mức khoảng 65%.

Việc triển khai cũng khác nhau giữa các hạng mục. Các biện pháp tăng cường tính minh bạch được thực hiện cao nhất trong các quốc gia với tỷ lệ gần 96%. Tất cả đều đạt trên 80% khi thực hiện các biện pháp liên quan đến thủ tục, sắp xếp và hợp tác thể chế, và thương mại phi giấy tờ.

Với sự phát triển nhanh chóng của số hóa, các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại không cần giấy tờ và xuyên biên giới được đặc biệt chú ý. Mỗi danh mục đã được cải thiện 6% kể từ khảo sát cuối cùng. Tỷ lệ thực hiện giao dịch không cần giấy tờ rất ấn tượng, đạt mức 82%.

Tuy nhiên, đối với thương mại không giấy tờ xuyên biên giới, tỷ lệ thực hiện vẫn còn khá thấp, chỉ ở mức 55%. Ngoài ra, mức độ triển khai của các biện pháp số này khác nhau đáng kể giữa các quốc gia trong khu vực.

Cần tích cực thực hiện thuận lợi hóa thương mại

Bà Olga Algayerova, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký điều hành của UNECE cho biết: “UNECE đang tăng cường hỗ trợ triển khai tạo thuận lợi thương mại số, không cần giấy tờ. Cải thiện hiệu suất, thuận lợi hóa thương mại là con đường chính để các quốc gia tăng trưởng lợi ích phát triển bền vững của thương mại quốc tế và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu. Tôi rất vui khi các công cụ tạo thuận lợi thương mại của UNECE được các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và các doanh nghiệp sử dụng trong nỗ lực thực hiện hàng ngày của họ".

Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc về châu Á và Thái Bình Dương (UNESCAP) cho biết: “Khảo sát của Liên Hợp Quốc năm 2023 nhấn mạnh việc áp dụng chưa đầy đủ các biện pháp thuận lợi hóa thương mại bền vững và hỗ trợ không đầy đủ cho các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm ngành nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và nữ doanh nhân. Hợp tác quốc tế cần phải phối hợp nhiều hơn. Tôi kêu gọi các quốc gia tích cực thực hiện các biện pháp thương mại bền vững để thúc đẩy thương mại và phát triển toàn diện và bền vững”.

Các khuyến nghị về tạo thuận lợi thương mại và tiêu chuẩn về kinh doanh điện tử do Liên Hợp Quốc về tạo thuận lợi cho thương mại và kinh doanh điện tử (UN/CEFACT) của UNECE xây dựng cung cấp các công cụ và công cụ chính về tạo thuận lợi cho thương mại số và bền vững được cung cấp miễn phí cho các quốc gia trên toàn cầu.

Khảo sát toàn cầu lần thứ 5 của Liên Hợp Quốc về tạo thuận lợi cho thương mại số và bền vững do Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về Châu Phi, UNESCAP, UNECE, Ủy ban Kinh tế Liên Hợp quốc về Châu Mỹ Latinh và Caribe, Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc về Tây Á và hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc thực hiện.

Sáng kiến này hỗ trợ việc thực hiện hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại của WTO, cũng như các sáng kiến khu vực và toàn cầu mới nổi về thương mại không giấy tờ hoặc thương mại điện tử.

Khảo sát cũng khuyến nghị các biện pháp thuận lợi hóa thương mại xuyên biên giới không cần giấy tờ cũng như các biện pháp hỗ trợ thương mại toàn diện và bền vững hơn, nhằm mục tiêu hỗ trợ các ngành và nhóm có nhu cầu đặc biệt.

Riêng tại Việt Nam, các hoạt động cải cách hành chính, tạo thuận lợi hóa thương mại đã góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19, những nỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là để đánh giá, nhìn nhận và dự báo về triển vọng của thương mại toàn cầu để tiếp tục có những bước đi phù hợp.

Đọc thêm

Xem thêm