Thị trường hàng hóa
Công trình được nghiên cứu bởi tác Darius Valevicius, tiến sĩ ngành khoa học não tại Đại học Montreal, Canada. Trong cuộc thí nghiệm, 63 người đã mang theo hai bài hát yêu thích của họ, và yêu cầu duy nhất là những bài hát cần kéo dài ít nhất 3 phút 20 giây.
Cụ thể hơn, hai bài hát bao gồm bài nhạc yêu thích nhất của họ, cùng bài hát họ mang theo nếu bị mắc kẹt trên một hòn đảo hoang. Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu các ứng viên chọn thêm một trong bảy bài hát thư giãn mà người tham gia nghiên cứu chưa từng nghe.
Trong quá trình này, các nhà nghiên cứu đã đặt một vật nóng - giống như cảm giác đau từ một cốc trà sôi nóng trên da - vào khuỷu tay trong bên trái của người tham gia.
Khi đánh giá trải nghiệm của mình, các ứng viên cảm thấy ít đau hơn khi nghe nhạc yêu thích của họ, so với việc nghe bài hát thư giãn không quen thuộc hoặc khi im lặng. Những bản nhạc được xáo trộn cũng không làm giảm đau, điều mà các nhà nghiên cứu coi như bằng chứng cho việc âm nhạc mang nhiều ý nghĩa hơn là một cách giúp sao nhãng khỏi trải nghiệm khó chịu.
Sau khi phỏng vấn các người tham gia về bài hát họ mang theo và đánh giá về cảm giác đau, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người nghe những bài hát bi đát và cảm động cảm thấy ít đau hơn so với việc nghe những bài hát thư giãn hoặc vui vẻ.
Ông Valevicius giả thiết rằng, để tránh quá tải não với mọi kích thích xung quanh, não loại bỏ bất kỳ điều nào nó coi là dư thừa hoặc không liên quan. Trong trường hợp này, não có thể đang tập trung vào âm nhạc và lọc bỏ một số thông điệp về cơn đau. Mặc dù cơ thể vẫn cảm nhận cơn đau, nhưng thông điệp để chúng ta nhận thức về đau có thể không được truyền đi.
"Khi người ta đang nghe nhạc họ thích, theo đánh giá của chúng tôi, nó có thể giảm đau mà chúng ta đang cảm nhận khoảng 10%", ông Valevicius cho biết.
Trước đó mấy tháng, tại một buổi hòa nhạc tại New York, Mỹ, các khán giả trong đó có nhiều người khiếm thính đã được đeo bộ quần áo sử dụng công nghệ haptic - công nghệ có thể tạo ra trải nghiệm chạm bằng cách tác động lực hay rung, cùng vòng tay, vòng cổ chân để có thể trải nghiệm âm nhạc qua các chuyển động rung trên da.
Mỗi nhạc cụ sẽ rung ở một vị trí khác nhau trên cơ thể, như violon được đặt ở ngực, âm trầm như bass ở phía sau người, kèn ở trên vai.
Với công nghệ này, bất kể khán giả có khả năng nghe hay không đều cùng cảm nhận được mức độ lên bổng xuống trầm của âm nhạc qua tác động vật lý.
Buổi hòa nhạc tại New York, Mỹ, các khán giả thưởng thức âm nhạc qua trải nghiệm chạm bằng cách tác động lực hay rung, cùng vòng tay, vòng cổ.
Trải nghiệm cũng là cơ hội để kết nối những người tưởng chừng như không có điểm chung lại với nhau. Sau buổi hoà nhạc, nhiều người khiếm thính đã cho biết tâm trạng vui hơn rất nhiều. Bởi từ rất lâu họ không cảm nhận được những âm thanh, những bản nhạc hay như vậy.
Chính vì thế, trong tương lai những công nghệ giúp con người gần gũi hơn với âm nhạc để phục vụ các mục đích y khoa sẽ được nghiên cứu và phát triển nhiều hơn.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm