Thị trường hàng hóa
Bước sang năm 2024, lĩnh vực TMĐT dự báo sẽ có những thay đổi thú vị. Với công nghệ và sở thích của người tiêu dùng thay đổi và phát triển với tốc độ chóng mặt, mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên thuận tiện, cá nhân hóa và bền vững hơn bao giờ hết.
Từ sự trỗi dậy của thương mại xã hội (MXH) và trải nghiệm mua sắm thực tế tăng cường cho đến tầm quan trọng ngày càng tăng của tính bền vững trong lựa chọn của người tiêu dùng, năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm đổi mới và cũng là cơ hội cho cả DN và người mua sắm.
Dưới đây là những xu hướng hàng đầu dự kiến sẽ định hình lại cục diện ngành TMĐT trong năm 2024.
Một trong những xu hướng TMĐT được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh vào năm 2024 là xu hướng mua sắm trên thiết bị di động.
Với sự phổ biến của điện thoại thông minh, người tiêu dùng ngày càng có thói quen mua sắm trên thiết bị di động. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi sự tiện lợi, vì các ứng dụng dành cho thiết bị di động và trang web có thể mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch và thân thiện với người dùng, cho phép khách hàng mua được sản phẩm họ mong muốn chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên điện thoại.
Để đáp ứng xu hướng này của ngành TMĐT, các DN đang tối ưu hóa nền tảng của họ cho thiết bị di động, tích hợp quy trình thanh toán tiện lợi, nhanh chóng và triển khai các tính năng mới để phục vụ lượng người tiêu dùng trên thiết bị di động ngày càng tăng.
Thương mại xã hội, sự kết hợp giữa MXH và mua sắm trực tuyến, đã phát triển thành một lực lượng TMĐT đáng chú ý trong những năm vừa qua. Với các tính năng như mua sắm trong ứng dụng, giới thiệu sản phẩm thông qua livestream và quan hệ đối tác với người có ảnh hưởng, các nền tảng xã hội đang trở thành thị trường thực sự hấp dẫn.
Các nền tảng MXH đã gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ các công cụ giao tiếp đơn thuần sang nền tảng bán hàng mạnh mẽ. Trong thời gian vừa qua, sự phát triển của thương mại xã hội đã và đang thay đổi cách chúng ta khám phá, lựa chọn và mua sản phẩm trực tuyến.
Năm 2024, thương mại xã hội dự kiến sẽ tăng vọt và mang đến cho DN cơ hội mới để tiếp cận và thu hút khách hàng. Các nền tảng như Facebook, Instagram, và TikTok hiện đã cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch, cho phép người dùng mua hàng mà không cần rời khỏi ứng dụng.
Việc nắm bắt và khai thác sức mạnh của phương tiện truyền thông xã hội giúp các thương hiệu tiếp cận đến lượng lớn khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng TMĐT.
Khi người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn, họ không còn muốn xem hết trang này đến trang khác của sản phẩm nữa. Thay vào đó, họ tìm kiếm những đề xuất phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ. Đây là cách cá nhân hóa đã nổi lên như một xu hướng mới.
Năm 2024, các nền tảng TMĐT đang tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn để đưa ra các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa, tối ưu hóa hành trình mua hàng của người dùng. Chúng thường dựa trên các dữ liệu như thời gian xem sản phẩm hoặc các lượt mua trong quá khứ để gợi ý các sản phẩm mới. Tính năng này sẽ giúp nâng cao cơ hội mua hàng, gia tăng doanh số bán hàng trực tuyến.
Từ đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa đến thông điệp tiếp thị tùy chỉnh, trải nghiệm mua sắm ngày càng trở nên cá nhân hóa, nâng cao sự hài lòng của khách hàng cũng như thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu.
AI và máy học sẽ giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Trong lĩnh vực TMĐT, dữ liệu là vàng và AI là chìa khóa chính để khai thác tiềm năng của nó. Năm 2024, vai trò của AI trong mua sắm trực tuyến sẽ phát triển lên một tầm cao mới. Các thương hiệu đang ngày càng sử dụng AI để hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng. Từ việc phân tích các kiểu duyệt web đến dự đoán các quyết định mua hàng, AI đang cho phép các DN hiểu khách hàng của mình ở mức độ sâu sắc hơn.
Thuật toán của máy học có thể phân tích lượng lớn dữ liệu khách hàng, qua đó, DN có thể đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp, chiến dịch tiếp thị tùy chỉnh và dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa.
Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Nhận thức ngày càng tăng về vi phạm dữ liệu và lạm dụng thông tin cá nhân đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong cách các thương hiệu thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng.
Năm 2024, chúng ta sẽ thấy sự gia tăng trong việc sử dụng dữ liệu của bên thứ ba, trong đó người tiêu dùng sẵn sàng và có ý thức chia sẻ thông tin với các thương hiệu để đổi lấy trải nghiệm được cá nhân hóa. Đạt được sự cân bằng phù hợp giữa cá nhân hóa và quyền riêng tư sẽ là một thách thức mà các công ty có tư duy tiến bộ muốn giải quyết, đảm bảo rằng người tiêu dùng cảm thấy vừa có giá trị vừa an toàn trong các tương tác trực tuyến của họ.
Thực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR) đã vượt qua ranh giới của khoa học viễn tưởng và hiện là những thành phần thiết yếu trong tương lai của bán lẻ trực tuyến. Năm 2024, công nghệ AR và VR dự kiến sẽ được sử dụng nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
Các công nghệ này có thể đem đến những trải nghiệm sống động mà trước đây chưa có loại công nghệ nào làm được, cho phép khách hàng hình dung sản phẩm trước khi mua hàng, giảm bớt sự không chắc chắn và tăng sự hài lòng.
Cụ thể, chúng cho phép người mua mặc thử quần áo, hình dung đồ nội thất trong không gian sống, hay khám phá điểm đến trước khi đặt chuyến đi. Việc tích hợp những công nghệ như AR hoặc VR giúp DN đem đến trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng, từ đó tăng mức độ trung thành và thúc đẩy doanh thu.
Vào năm 2024, các DN kết hợp AR, VR vào chiến lược TMĐT sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh.
Trong năm 2024, cách chúng ta tìm kiếm sản phẩm trực tuyến sẽ có một sự thay đổi cơ bản khi tính năng tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng được ưa chuộng. Tìm kiếm kích hoạt bằng giọng nói đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhờ vào tiến bộ trong công nghệ nhận dạng giọng nói.
Sự chuyển đổi trong hành vi tìm kiếm này mang lại cả cơ hội và thách thức cho DN. Ví dụ: để duy trì tính cạnh tranh, các công ty TMĐT cần điều chỉnh nội dung và chiến lược SEO của họ để phục vụ cho các truy vấn bằng giọng nói.
Do đó, trước xu hướng này, DN có thể triển khai các kế hoạch tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói để sản phẩm có thể nổi bật hơn thông qua các truy vấn bằng lời nói. Điều này tương tự như Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), đơn giản là website cần có những từ khóa chính xác dưới hình thức ngôn ngữ nói và được gắn thẻ đến một vị trí nhất định.
Tập trung vào xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói không chỉ tăng cường khả năng tiếp cận người mua, mà còn nâng cao trải nghiệm, sự tiện lợi cho khách hàng trong quá trình mua sắm. Mua sắm tìm kiếm bằng giọng nói được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể vào năm 2024.
Tối ưu hóa chuyển đổi đang chiếm vị trí trung tâm trong lĩnh vực TMĐT năm 2024. Ngoài việc thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của mình, các DN còn tập trung vào việc chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng thực sự của mình.
Để đạt được mục tiêu này, các công ty kinh doanh cần thực hiện các biện pháp như hợp lý hóa trải nghiệm người dùng, đơn giản hóa quy trình thanh toán và tận dụng phân tích dữ liệu để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Khi tỷ lệ chuyển đổi tăng lên, doanh số bán hàng và lợi nhuận cũng tăng theo. Do đó, trong một thị trường cạnh tranh, tối ưu hóa để chuyển đổi là một động thái chiến lược có thể tác động đáng kể đến lợi nhuận của DN.
Các dịch vụ đăng ký ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây và dự kiến sẽ duy trì quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2024.
Trong nỗ lực tìm kiếm lòng trung thành của khách hàng, mô hình đăng ký là một giải pháp hiệu quả. Cho dù đó là sản phẩm, dịch vụ hay nội dung, đăng ký đều mang lại nguồn doanh thu ổn định và giúp DN duy trì cơ sở khách hàng thân thiết.
Thông qua việc cung cấp các mô hình dựa trên đăng ký, DN có thể mang tới cho khách hàng những trải nghiệm thuận tiện và được cá nhân hóa.
Năm 2024, dự kiến nhiều thương hiệu sẽ áp dụng mô hình đăng ký như một phương tiện để thúc đẩy mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo ra mối quan hệ đôi bên cùng có lợi trong đó khách hàng được hưởng lợi ích độc quyền và DN đảm bảo nguồn doanh thu định kỳ có thể dự đoán được.
Năm 2024, người tiêu dùng ngày càng trở nên sáng suốt hơn trong việc lựa chọn thương hiệu của mình. Một xu hướng nổi bật là họ đang tập trung vào các giá trị và niềm tin bên cạnh chất lượng sản phẩm. Nói cách khác, họ không chỉ đơn thuần tìm kiếm sản phẩm mà còn tìm kiếm những thương hiệu phù hợp với đặc tính cá nhân của họ.
Sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng này đã dẫn đến sự gia tăng hoạt động thương hiệu và trách nhiệm xã hội của DN, trong đó các thương hiệu thực sự phù hợp với các mục đích xã hội, môi trường hoặc đạo đức sẽ nhận được sự ưu ái của người tiêu dùng. Do đó, các công ty đang đầu tư nhiều hơn vào hoạt động tiếp thị có mục đích, không chỉ nhằm mục đích bán sản phẩm mà còn tạo ra tác động tích cực cho xã hội.
Tính bền vững đã chuyển từ một từ thông dụng sang khía cạnh cốt lõi của TMĐT vào năm 2024. Với nhận thức ngày càng tăng về các vấn đề môi trường, khách hàng có xu hướng tìm kiếm các lựa chọn thân thiện với môi trường và ưu tiên các DN hoạt động có trách nhiệm với môi trường. Họ ưu tiên các thương hiệu giảm thiểu lượng khí thải carbon, giảm chất thải. Nhờ đó, bao bì bền vững, vật liệu thân thiện với môi trường và vận chuyển trung hòa carbon đang dần trở thành tiêu chuẩn của ngành.
Các DN cũng đang chú ý hơn đến tính thân thiện với môi trường trong suốt quá trình sản xuất của mình. Bằng cách thể hiện sự cam kết và hành động thiết thực về môi trường, thương hiệu có thể thu hút nhóm đối tượng quan tâm đến môi trường và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Do đó, DN cần tìm hiểu và triển khai các phương án đóng gói thân thiện với môi trường trong những năm tới. Điều này không chỉ làm giảm các vấn đề về môi trường, mà còn giúp DN xây dựng những kết nối mạnh mẽ đến khách hàng.
Không còn nghi ngờ gì nữa, video sẽ thống trị trải nghiệm mua sắm trực tuyến vào năm 2024, khi ngày càng nhiều thương hiệu tương tác với người mua bằng video. Cho dù đó là phần giới thiệu sản phẩm, đánh giá hay sự kiện mua sắm trực tiếp, nội dung video là một công cụ mạnh mẽ để thu hút và chuyển đổi khách hàng.
Đặc biệt, hoạt động mua sắm qua livestream đã thu hút được sự chú ý vì nó cung cấp cách thức tương tác theo thời gian thực để người tiêu dùng khám phá sản phẩm và mua hàng. Nó mang lại cảm giác kết nối cộng đồng và cá nhân trong thế giới số. Những trải nghiệm sống động như vậy cho phép người mua hình dung được sản phẩm trước khi tiến đến các bước tiếp theo trong quá trình mua sắm.
Không chỉ làm video, các thương hiệu còn mời những người có sức ảnh hưởng (KOL) xuất hiện trong phiên livestream của mình để trực tiếp giới thiệu sản phẩm và trả lời các câu hỏi của người mua.
Trong năm 2024, bán lẻ đa kênh sẽ tiếp tục là thế lực thống trị trong ngành TMĐT. Các DN đang nhận ra tiềm năng to lớn của các nền tảng như Alibaba.com và các nền tảng khác là kênh bán hàng mạnh mẽ để tiếp cận cơ sở khách hàng rộng hơn.
Những nền tảng này giúp DN mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán hàng trong môi trường trực tuyến. Bằng cách tích hợp các thị trường này vào chiến lược bán hàng tổng thể của mình, các thương hiệu có thể mở rộng phạm vi tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ của các nền tảng này và cung cấp trải nghiệm mua sắm nhất quán trên nhiều kênh.
Xu hướng cuối cùng mà các DN cần chú ý trong năm 2024 là đạt được sự cân bằng phù hợp giữa lập kế hoạch và tính linh hoạt.
Với sự phát triển nhanh chóng của xu hướng tăng trưởng TMĐT và công nghệ, các DN phải nhanh nhẹn và thích ứng. Điều này có nghĩa là chúng không chỉ cần được lên kế hoạch cẩn thận mà còn phải có khả năng thích ứng với những thay đổi đột ngột của môi trường thị trường hoặc hành vi của khách hàng. Đây là lý do tại sao các công ty TMĐT không chỉ đầu tư vào công nghệ, phân tích dữ liệu và quản lý chuỗi cung ứng để tối ưu hóa hoạt động mà còn áp dụng văn hóa linh hoạt để giải quyết những thách thức không lường trước được, chẳng hạn như sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hoặc sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng.
Trong bối cảnh TMĐT được dự báo tiếp tục phát triển năng động vào năm 2024, DN cần phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo những xu hướng nổi bật để tạo sự khác biệt và ưu thế trong bối cảnh thị trường TMĐT cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Với việc chủ động nắm bắt và thích ứng với các xu hướng mới sẽ mang đến các cơ hội riêng cho DN để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm