Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:39 18/08/2022

Ngành thủy sản: Tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan

Theo Cục Xuất nhập khẩu, mặc dù EU là thị trường xuất khẩu lớn của ngành thủy sản Việt Nam và được kỳ vọng sẽ mở rộng khi Việt Nam thực thi Hiệp định EVFTA.

Là nhóm mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng ấn tượng sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực sau 2 năm. Tuy nhiên, hàng thủy sản Việt Nam đang gặp không ít thách thức trước hàng rào kỹ thuật và thẻ vàng IUU.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2020, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 8% so với cùng kỳ và xu hướng đó tiếp tục trong năm 2021. Cụ thể, năm 2021, sau khi EU mở cửa lại thị trường, thủy sản xuất khẩu tăng mạnh, đạt trên 1 tỷ USD, tăng 12%. Đến năm 2022, hết quý II, EU là thị trường nằm trong ba nhóm xuất khẩu thủy sản cao nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát nhưng xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn tăng 40%, đạt gần 700 triệu USD, xuất khẩu các dòng thủy sản đã tăng 30 - 39%.

Cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU

Bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông Hiệp hội VASEP - đánh giá, kết quả xuất khẩu mà ngành thủy sản đạt được rất đáng khích lệ. Bởi, trước khi EVFTA có hiệu lực, EU từng là thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam nhưng sau đó bị rơi vào thứ 4, sau cả Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ do xuất khẩu cá tra của Việt Nam liên tục bị sụt giảm, mặt hàng tôm, hải sản khác cũng trong tình trạng tương tự. Tuy nhiên, năm 2020 khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, nhiều dòng thuế về 0 giúp cho thủy sản Việt Nam có sự cạnh tranh về giá so với các nguồn cung khác. Theo đó, nhóm mặt hàng chủ lực như tôm xuất khẩu sang EU tăng 40 - 50%, cá tra tăng 10 - 16%.

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc đồng thời cho thấy, doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội từ thị trường ngay khi EVFTA có hiệu lực, cũng như các cơ hội thuế quan của EU để đẩy mạnh xuất khẩu. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), EU là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm. Cơ hội tới đây để ngành thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường tại EU thông qua việc tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA rất lớn.

Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu, mặc dù EU là thị trường xuất khẩu lớn của ngành thủy sản Việt Nam và được kỳ vọng sẽ được mở rộng và phát triển hơn nữa khi Việt Nam thực thi Hiệp định EVFTA, quy tắc xuất xứ đối với thủy sản trong hiệp định này cũng đang là một thách thức đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cụ thể, EVFTA yêu cầu sản phẩm thủy sản phải có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam hoặc sử dụng nguyên liệu có xuất xứ được nhập khẩu từ EU. Điều này có nghĩa, nguyên liệu thủy sản dùng cho thủy sản sơ chế hoặc chế biến phải được nuôi dưỡng, thu hoạch hoặc đánh bắt tại Việt Nam hoặc nhập khẩu có xuất xứ từ EU. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu cho thủy sản chế biến hiện nay của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Bên cạnh đó, về phía Hiệp hội VASEP, bà Lê Hằng cho rằng, xuất khẩu thủy sản thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn khi bối cảnh lạm phát của EU khiến cho người tiêu dùng tại thị trường này thắt chặt chi tiêu. Cùng với đó, thủy sản Việt Nam phải cạnh tranh với các mặt hàng từ Ấn Độ, Ecuador do vấn đề về nguồn cung nguyên liệu, chi phí vận tải. Đặc biệt, để xuất khẩu bền vững sang EU chúng ta phải tháo gỡ được khó khăn về thẻ vàng IUU, lấy lại được thẻ xanh để tăng cơ hội cho thủy sản.

Để tiếp tục khôi phục thị trường EU, tận dụng tốt ưu đãi thuế quan từ EVFTA, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đề xuất Bộ Công Thương tăng cường hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan, áp dụng tốt nhất các quy tắc xuất xứ để giảm bớt vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU.

 

Đọc thêm

Xem thêm