Thị trường hàng hóa
Cụ thể, khách tham quan ghé thăm Thành nhà Hồ sẽ không phải mua vé vào cửa trong thời gian từ nay đến hết ngày 23/11/2022.
Cũng trong dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động: khai mạc triển lãm 50 thực hiện công ước di sản chủ đề “Di sản văn hoá Xứ Thanh - Di sản chung của chúng ta”; Hội nghị Tổng kết Câu lạc bộ các Di sản Thế giới tại Việt Nam.
Việc tổ chức các hoạt động trên vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh di sản Thành Nhà Hồ với bạn bè trong nước và quốc tế; đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa, phát triển du lịch bền vững; nâng cao sức hấp dẫn của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, thu hút du khách tham quan di sản trong thời gian tới.
Thành nhà Hồ hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai. Đây là kinh đô nước Đại Ngu, quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Thành nhà Hồ được xây dựng kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.
Theo sử chép, tòa thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thành cũng được CNN đánh giá là một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới. Hiện thành nhà Hồ đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, tính đến giữa tháng 11, Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ đón 179.000 lượt khách trong và ngoài nước, đạt 132,6% kế hoạch và tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2021.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm