Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 23/03/2024

Kiểm toán nhà nước chủ động thích ứng linh hoạt với quá trình chuyển đổi số

Bằng những hành động cụ thể, thiết thực, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã và đang chung tay cùng cả nước phát triển nền kinh tế số và thích ứng linh hoạt với quá trình chuyển đổi số.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều Bộ, ngành, địa phương, trong đó có Kiểm toán nhà nước (KTNN). 

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có lĩnh vực KTNN. Cuộc cách mạng làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu kiểm toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa, tiết kiệm thời gian, công sức, không bị giới hạn bởi không gian, khoảng cách địa lý, tiếp cận gần hơn với hệ thống kiểm toán quốc tế.

Có thể thấy, Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên 4 khía cạnh: Phương pháp quản lý, chỉ đạo điều hành tại SAI; đối tượng, phạm vi, quy mô kiểm toán của SAI; phương thức kiểm toán với việc kiểm toán trên dữ liệu số; các yêu cầu năng lực, kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) của các kiểm toán viên.

Nắm bắt xu thế cũng như yêu cầu đặt ra từ thực tiễn kiểm toán, ngay từ năm 2016, Tổ chức quốc tế Các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã thành lập Nhóm công tác về Dữ liệu lớn với mục tiêu giúp các SAI xác định được các cơ hội, thách thức cũng như nâng cao năng lực trong kiểm toán dữ liệu lớn trong kỷ nguyên số.

Nắm bắt được ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 với thành tựu khoa học, công nghệ số, đặc biệt là Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), nhiều SAI trên thế giới đã coi CNTT là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển của tổ chức. Đặc biệt, nhiều SAI đã xây dựng các kế hoạch, chiến lược hoặc các chương trình/dự án cụ thể theo hướng ưu tiên đầu tư về kỹ thuật để hỗ trợ tiếp cận kiểm toán có chất lượng cao hơn, sâu sắc hơn và toàn diện hơn thông qua việc áp dụng các công nghệ số tiên tiến trong hoạt động kiểm toán.

Tại KTNN Trung Quốc (CNAO), cơ quan này đã cải thiện môi trường chính sách để thúc đẩy kiểm toán dựa trên Big Data, nâng cấp thu thập dữ liệu và xây dựng thư viện tài nguyên Big Data. Để có thể thành công, CNAO cũng dành nhiều thời gian và thực hiện theo từng giai đoạn nhằm giải quyết các thách thức về thu thập, xử lý, quy hoạch, xây dựng trung tâm dữ liệu, đổi mới kỹ thuật phân tích kiểm toán, phân tích rủi ro và kiểm soát chất lượng.

Hay KTNN Canada (OAG) cũng đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụng phân tích Big Data, AI vào công tác kiểm toán thông qua một số công việc: Nhận dạng và kiểm đếm hàng tồn kho, phân tích video và báo những thời điểm có khả nghi, phân tích các hộp thư thoại, cuộc điện thoại, ghi âm cuộc họp. Công nghệ đã giúp OAG thu thập thêm bằng chứng kiểm toán, xác định các trường hợp không tuân thủ điều khoản hợp đồng nhằm đánh giá rủi ro gian lận, xác định sự bất thường của dữ liệu, xem xét dòng tiền giữa các tài khoản.

Nhanh chóng bắt nhịp xu thế chuyển đổi số, KTNN Thái Lan (SAO) từng đầu tư 3,6 triệu USD để tạo mối liên kết thông tin với các cơ quan chức năng. Tại Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 15, Chủ tịch Ủy ban KTNN Thái Lan Chanathap Indamra - Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2021-2024 - từng nhấn mạnh: “SAI đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát chi tiêu công của chính phủ, góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, phòng chống tham nhũng.

Do đó, SAI phải sử dụng phương pháp tốt hơn, hiệu quả hơn và ứng dụng công nghệ cao, dữ liệu lớn vào hoạt động kiểm toán”. Cũng tại Đại hội này, các chương trình nghị sự và đặc biệt là Hội nghị chuyên đề lần thứ 8 đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của dữ liệu lớn, công nghệ hiện đại đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán lĩnh vực công. Đây được coi là xu thế tất yếu của các SAI. 

Còn tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chiến lược chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cùng nhiều chủ trương, chính sách liên quan. Luật KTNN cho phép KTNN được khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu của đơn vị được kiểm toán. Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025.

Đặc biệt, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành; đồng thời cũng đã “đặt hàng” KTNN. Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải cho biết: “Hiện nay, Chính phủ, các ngành, các cấp đang đẩy mạnh chuyển đổi số. Đây là nội dung rất quan trọng, mang tính đột phá. Nếu làm tốt chuyển đổi số thì chúng ta có thể phát triển nhanh, bền vững và đặc biệt đẩy mạnh hoạt động cải cách thủ tục hành chính cho các cơ quan nhà nước. Do vậy, chúng tôi cũng đề nghị KTNN tiếp tục phối hợp và hỗ trợ Hà Nội trong vấn đề thực hiện chuyển đổi số, trước hết là việc cung cấp và chia sẻ thông tin”.

Như vậy, xu thế của thế giới, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp - đối tượng kiểm toán của KTNN - đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách chuyển đổi số đối với KTNN. Không để tụt hậu so với thế giới cũng như nằm ngoài guồng quay chuyển đổi số quốc gia, KTNN đã thể hiện sự quyết tâm chuyển đổi số từ chủ trương, chính sách đến thực tiễn hoạt động.

KTNN đã xây dựng Cổng trao đổi thông tin, tạo kênh trao đổi dữ liệu điện tử đa chiều giữa KTNN và đơn vị được kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị được kiểm toán cung cấp dữ liệu điện tử, đồng thời KTNN trao đổi với đơn vị được kiểm toán về các thông tin liên quan đến hoạt động, kết quả kiểm toán trên môi trường mạng. Tính đến thời điểm hiện tại, KTNN đã cấp hơn tài khoản cho hơn 2.000 đơn vị được kiểm toán và các đơn vị đã cung cấp hơn 8.000 báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và dự toán kinh phí thông qua Cổng trao đổi thông tin.

Kiểm toán nhà nước (KTNN) xác định “phát triển công nghệ” là một trong ba trụ cột phát triển KTNN đến năm 2030

 

Các phần mềm hỗ trợ quản lý, điều hành nội bộ: Nhằm hỗ trợ công tác quản lý, điều hành, KTNN đã triển khai và đưa vào sử dụng 13 phần mềm. Đến nay, KTNN đã thực hiện xử lý, trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng, triển khai chữ ký số, trao đổi văn bản điện tử giữa KTNN với các đơn vị bên ngoài qua Trục liên thông văn bản quốc gia; công tác quản lý cán bộ, quản lý đào tạo, quản lý tài chính… cũng được thực hiện thông qua các phần mềm ứng dụng. Việc ứng dụng các phần mềm đã giúp nâng cao hiệu quả và tiến độ trong quá trình tra cứu, tiếp nhận và xử lý thông tin quản lý để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành.

Hệ thống báo cáo nhanh (trên nền tảng web, tại địa chỉ: dieuhanh.sav.gov.vn): Việc tổng hợp thông tin từ các phần mềm nghiệp vụ giúp mỗi cá nhân khi tham gia hệ thống đều có thể nhanh chóng tìm kiếm, khai thác được thông tin tổng hợp trên hệ thống phần mềm tại một ứng dụng tập trung theo phân quyền khai thác dữ liệu tương ứng. Các thông tin bao gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết về tình hình xử lý văn bản đi, đến; thông tin cán bộ; lịch công tác; lịch kiểm toán; lịch đào tạo; các báo cáo tổng hợp về tiến độ, kết quả kiểm toán; tình hình và kết quả thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán, tra cứu thông tin văn bản pháp luật, tin tức hoạt động của KTNN...  

Bên cạnh việc xây dựng các phần mềm trên môi trường web, từ năm 2020, KTNN triển khai ứng dụng hỗ trợ điều hành trên thiết bị di động (App mobile), giúp lãnh đạo các cấp, cán bộ, công chức xử lý, tra cứu văn bản, tra cứu các thông tin về hoạt động kiểm toán, cán bộ, văn bản quy phạm pháp luật, lịch họp…một cách nhanh chóng, kịp thời.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và kiểm toán CNTT:  Năm 2022, KTNN đã ứng dụng CNTT để triển khai thí điểm cuộc kiểm toán từ xa đối với Tập đoàn Bưu chính viễn thông thông qua việc kết nối, trao đổi dữ liệu số.

Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động kiểm toán, KTNN đã triển khai một số cuộc kiểm toán CNTT và đạt được kết quả đáng khích lệ như: Kiểm toán hệ thống CNTT tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); Kiểm toán việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm CNTT, các hoạt động thuê dịch vụ CNTT giai đoạn 2020-2022 tại 4 Bộ, 1 Ngân hàng và 2 địa phương.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm